Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nơi học trò được điểm 7 môn văn là... "thần đồng"

(DS&PL) -

Nghe và chứng kiến những câu chuyện của những thầy cô đang làm nhiệm vụ gieo chữ cho học sinh vùng dân tộc thiểu số mới thấy được nhiệt huyết...

Nghe và chứng kiến những câu chuyện của những thầy cô đang làm nhiệm vụ gieo chữ cho học sinh vùng dân tộc thiểu số mới thấy được nhiệt huyết, sự cống hiến không mệt mỏi để mong rút ngắn khoảng cách.

Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bắc Ái (Ninh Thuận) Trần Thị Vân:"Học sinh được điểm 7 môn văn là thần đồng xuất sắc đó".


Tôi luôn trăn trở với việc phổ cập, nhưng trẻ bỏ học vì kiến thức không theo kịp thì ngành phải có thời gian dạy phụ đạo để bổ sung kiến thức để học sinh không nản. Còn bỏ học đi làm thuê, bỏ học theo ba mẹ lên rẫy thì ngành chưa biết cách gì giải quyết.

Mặc dù cũng có nhiều trăn trở nhưng quản lí ở địa bàn khó khăn thì không thể nóng vội được.

Cho nên, mỗi lần đi họp các thầy ở Sở GD-ĐT Ninh Thuận nhắc nhở "chất lượng giáo dục ở Bắc Ái tỷ lệ đầu ra ở THCS thấp..." Mình cứ suy nghĩ vì "học sinh Bắc Ái tới trường thầy cô dạy chữ gì trò biết chữ đó - trong khi ở vùng thuận có ba mẹ, thầy cô dạy trên lớp, dạy thêm...thi cùng một đề thì làm sao học sinh Bắc Ái bằng được"?

Và tôi có nói "học sinh Bắc Ái được điểm 7 môn Văn là "ngon lắm rồi" - là thần đồng xuất sắc đó....

Kêu thì mình vẫn kêu nhưng mình phải tự cứu mình. Để vực dậy chất lượng giáo dục thì việc chia nhau hàng tuần đi vận động học sinh đến trường là chuyện thường. Cho nên bản thân mỗi thầy cô nơi đây làm thế nào để trò thích thầy cô thì trò sẽ tới.

Thầy Hoàng Ngọc Danh, giáo viên dạy Văn (Trường THCS Nâm Nung, huyện Krông Nô, Đăk Nông)"Nhiều học sinh lên cấp 2 vẫn phải tập... tô chữ"

Với đặc thù của trường đóng ở vùng 3 (vùng đặc biệt khó khăn) thì tỷ lệ học sinh đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 1/3. Do đó việc dạy môn Văn cũng gặp nhiều trở ngại.

Trở ngại đầu tiên là ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ toàn dân. Khả năng tiếp thu của học sinh có phần hạn chế.

Nhiều học sinh lên cấp 2 rồi nhưng các em viết, dùng câu, dùng từ không chuẩn. Các em đặt dấu câu không chuẩn...Nhiều em viết xấu không đọc được nên dù đã học đến lớp 6, lớp 7 rồi nhưng chúng tôi vẫn phát động phụ huynh mua vở tập tô để uốn nắn lại từ đầu cho các em viết chữ lại cho cẩn thận. Luyện lại từ và câu vì có những câu ngắn có cấu trúc câu đơn giản.

Sau 10 năm công tác, sau khi ra trường (tốt nghiệp Trường ĐH Đà Lạt 2004) về THCS Nâm N'Đir (dạy 4 năm) đến năm 2009 được điều động về THCS Nâm Nung, tôi thấy các em mắc lỗi phổ biến sai chính tả, sai câu, lủng củng...

Tuy nhiên, chúng tôi xác định, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số khi trình bày một đoạn văn không được trôi chảy thì mỗi thầy cô xác định phải dạy dỗ dần dần.

Khi mới nhận quyết định về THCS Nâm Nung cũng có một chút buồn. Rồi nghĩ lại, cách đây 10 năm nơi này còn thiếu thốn hơn nhiều, đường đất...Mỗi khi trời mưa, đường trơn không về được phải ngủ nhờ nhà dân. Nhưng qua một thời gian công tác thì tôi đã yêu mảnh đất này, yêu những em học sinh vùng khó khăn và mong muốn các em tiến bộ.

Lê Chí Thiên, giáo viên môn Sinh (Trường THCS Nâm Nung,  huyện Krông Nô, Đăk Nông)"Tiếc cho những học sinh học gần hết lớp 9 rồi vẫn nghỉ..."

Dù điều kiện làm việc đã có ưu đãi nhưng cơ sở vật chất vẫn còn nhiều thiếu thốn. Đặc thù trường đóng ở vùng đặc biệt khó khăn, đa số là học sinh dân tộc thiểu số, ít được gia đình quan tâm nên lực học yếu.

Hỏi về thu nhập có đủ sống? Thầy Thiên mỉm cười: Cộng các khoản ưu đãi thu được 6 triệu/ tháng - vì chưa có gia đình nên sống tốt. Tuy nhiên, từ khi chuyển từ Trường THCS Nâm N'Đỉa về THCS Nâm Nung - điều thầy luôn trăn trở "làm sao học sinh đến trường đều hơn, chất lượng được nâng lên...".

Vì vậy mà không năm học nào "thoát" được nhiệm vụ đến từng nhà vận động học sinh đến trường. Chuyện đi cả chục km để vận động trò đến trường là bình thường. Nhưng buồn nhất là đã có học sinh người dân tộc M' Nông đi vận động đến 10 lần nhưng em quyết không đến trường.

Mỗi lần vận động thất bại, tôi đều hy vọng lần sau sẽ thuyết phục sẽ thành công. Với những em nhất quyết không chịu đến trường cũng vì mặc cảm vì lớn, học tiếp thu không tốt nên thích đi làm hơn đi học.

Mỗi lần vận động các em không chịu đến trường tôi có cảm giác buồn và tiếc cho các em. Vì có những học sinh đã học gần hết lớp 9 rồi vẫn nghỉ...

Theo Vietnamnet

Tin nổi bật