Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nợ xấu siêu khủng, Agribank bê bết bậc nhất nhóm "ông lớn"

(DS&PL) -

Tỷ lệ nợ xấu “khủng” vượt cả vốn điều lệ, nợ xấu có khả năng mất vốn bằng 89\% vốn điều lệ, quản trị có vấn đề dẫn đến sai phạm lớn tại một số chi nhánh.

Tỷ lệ nợ xấu “khủng” vượt cả vốn điều lệ, nợ xấu có khả năng mất vốn bằng 89\% vốn điều lệ, quản trị có vấn đề dẫn đến sai phạm lớn tại một số chi nhánh… là những thứ nhức nhối ở Agribank.

Tại họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2013, ông Đào Văn Dũng – Vụ trưởng Vụ tổng hợp (Kiểm toán Nhà nước -KTNN) cho biết, trong số 3 NHTM Nhà nước mà KTNN thực hiện kiểm toán trong năm 2012 thì Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank) là ngân hàng “dính” nhiều sai phạm nhất.

Ngân hàng này thường xuyên vi phạm tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất, tỷ lệ khả năng chi trả ngay và tỷ lệ khả năng chi trả 7 ngày đối với VND.

Nợ có khả năng mất vốn tại Agribank là 23.652 tỷ đồng, chiếm 59,23\% tổng dư nợ xấu, bằng 89\% vốn điều lệ.

Như vậy, tổng nợ xấu của Agribank lên tới xấp xỉ 40.000 tỷ đồng, cao hơn vốn điều lệ của ngân hàng này khoảng 10.000 tỷ đồng.

Công bố của Agribank, đến 31/12/2013, Agribank có vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng.

Agribank là nhà băng có nhiều rủi ro trong hệ thống quản trị nhất
trong số các nhà băng được kiểm toán.

Tỷ lệ nợ xấu theo kết quả kiểm toán của Agribank đạt tỷ lệ tới 8,16\%, tăng 34,43\% so với cùng kỳ năm 2011. Thậm chí, tỷ lệ này còn cao hơn cả tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng theo thống kê của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, chỉ là 7,8\%.

Không những thế, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của nhà băng này chưa đảm bảo theo quy định, do sai sót trong phân loại nợ, xác định giá trị tài sản đảm bảo và tỷ lệ khấu trừ tài sản đảm bảo, buộc KTNN kiến nghị điều chỉnh tăng 238,96 tỷ đồng tiền trích lập dự phòng tại Agribank.

Trong số 3 NHTM được kiểm toán, thì Agribank cũng là ngân hàng có tỷ lệ góp vốn mua cổ phần lớn, tới 12,66\% vốn điều lệ và Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, song hiệu quả đầu tư lại tỷ lệ nghịch với số vốn bỏ ra, chỉ 3,57\%.

Thậm chí, báo cáo kiểm toán còn cho biết, một số khoản đầu tư của Agribank đã suy giảm trên 60\% giá trị đầu tư, như: khoản đầu tư vào Công ty CP đầu tư Vietnamnet suy giảm 68\% giá trị; Công ty CP Vận tải Vinaconex giảm 72\%; Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 giảm 85,08\%; Công ty CP Tập đoàn CMC mất 90,43\%.

Nếu tính cả nợ được cơ cấu lại theo Quyết định 780 của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu vượt quá mức an toàn của Agribank là 15,86\%.

Bổ sung thêm về bức tranh kinh doanh không mấy sáng sủa của Agribank trong năm 2012, ông Phạm Thanh Sơn – Kiểm toán trưởng KTNN Chuyên ngành 7 cho hay, Agribank có nhiều sai phạm trong hoạt động cho vay, tiềm ẩn rủi ro và khó thu hồi vốn.

Tại Chi nhánh thành phố HCM, dư nợ của Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương đến 31/12/2012 là 3.700 tỷ đồng (gốc 2.967,7 tỷ đồng, lãi 732,3 tỷ đồng). Còn tại Chi nhánh Tân Bình, đến 30/6/2013, tổng dư nợ của nhóm khách hàng Đông Á là 200,5 tỷ đồng (gốc 148,1 tỷ đồng; lãi 52,4 tỷ đồng), của nhóm khách hàng là cán bộ tín dụng là 24,2 tỷ đồng (nợ gốc 20,88 tỷ đồng, nợ lãi 3,36 tỷ đồng)...

Agribank có quy mô tổng tài sản trên 600.000 tỷ đồng và quy mô tín dụng trên 500.000 tỷ đồng, đứng hàng đầu trong hệ thống, nên hoạt động của nhà băng này có ảnh hưởng lớn tới thị trường. Vấn đề quản trị của nhà băng này trong năm 2012 chưa tốt, một số chi nhánh bỏ tiền đầu tư vào bất động sản, nên dẫn tới nợ xấu toàn hệ thống “vọt” lên cao.

Ngoài ra, ngân hàng này thực hiện không đúng quy trình, vi phạm quy định về phát hành, theo dõi và quản lý thư bảo lãnh. Cụ thể, chi nhánh Tràng An không hạch toán trong thời gian dài khoản bảo lãnh 518,56 tỷ đồng cho Công ty REVN vay Ngân hàng nước ngoài (Landesbank), phê duyệt vay và bảo lãnh vay vượt thẩm quyền, vi phạm nguyên tắc quản lý an toàn vốn vay nhưng không báo cáo cấp trên 134,9 tỷ đồng. Hay như vụ nguyên Giám đốc Chi nhánh Tây Hà Nội ký phát hành bảo lãnh 389 tỷ đồng nhưng không lưu hồ sơ và chứng thư bảo lãnh, không hạch toán. Hiện có 2 đơn vị đã khởi kiện yêu cầu Agribank thực hiện trách nhiệm thanh toán.

“Các NHTM Nhà nước có quy mô tổng tài sản lớn, quy mô tín dụng được cấp cũng lớn, chỉ 5 NHTM Nhà nước chiếm từ 40-50\% tổng tín dụng toàn hệ thống. Như thế vai trò của các NHTM nhà nước rất lớn, nhưng vẫn tồn tại nhiều sai sót. Riêng Agribank nếu không rốt ráo cơ cấu lại thì rất rủi ro”- ông Sơn nhận xét.

Ông Sơn cũng cho biết thêm, sau những phát hiện sai phạm tại Agribank, KTNN đã gửi chuyển 2 vụ việc liên quan tới Chi nhánh Hà Nội và Hồ Chí Minh của ngân hàng sang Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN đề nghị điều tra, làm rõ.

Tin nổi bật