Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nỗ lực cứu sống bé trai 4 tuổi, mắc bệnh tiểu đường dẫn đến biến chứng hôn mê

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Bệnh tiểu đường ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng biến chứng hôn mê nhiễm toan ceton có thể diễn tiến nặng nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Theo báo Hà Nội mới, trước đó, vào cuối tháng 10/2023, một bé trai 4 tuổi (quận Long Biên, Hà Nội) bị ho, sốt, kèm đờm, khò khè nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Sau khi làm các chỉ định cận lâm sàng, trẻ có chỉ định nhập viện.

Mẹ của bệnh nhi cho hay, trước khi nhập viện, bé chưa phát hiện mắc bệnh lý gì. Tuy nhiên, trong vòng khoảng 3 tuần nay, bé sút khoảng 3kg và đi tiểu nhiều vào ban đêm.

Sau khi nhập viện vài tiếng đồng hồ, trẻ xuất hiện mệt mỏi tăng, thở nhanh, gắng sức nhiều. Các bác sĩ nhận thấy, đây là kiểu thở đặc biệt, tình trạng thở nhanh không tương xứng với tổn thương phổi của bệnh nhi.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: Báo Hà Nội mới.

Bệnh nhi đã được làm các xét nghiệm, kết quả cho thấy, bệnh nhi đang trong tình trạng nhiễm toan nặng, lượng đường máu tăng lên rất cao 37mmol/l. Sau đó, bé trai này được chuyển sang khoa hồi sức tích cực, đặt nội khí quản, chủ động kiểm soát đường thở. Cùng với đó là các biện pháp hồi sức tích cực khác.

Sau 3 ngày điều trị tích cực, trẻ tỉnh táo, tự thở, bắt đầu ăn uống được.

Đái tháo đường type 1 là bệnh lý xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất được hoặc sản xuất rất ít insulin dẫn đến thiếu hụt insulin nghiêm trọng. Nếu không có insulin, glucose trong máu không thể đi vào tế bào và tích tụ dần trong máu dẫn đến tăng đường máu, trong khi các tế bào bị "đói năng lượng" do không thể tiếp nhận được glucose.

Đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 5-10% số người bệnh đái tháo đường nói chung, trong đó 95% là do cơ chế tự miễn và 5% không rõ nguyên nhân. Một số yếu tố nguy cơ khác như nhiễm virus coxsackie, rubella, cytomegalo... Một số em bé có chế độ ăn tiếp xúc sớm với sữa bò cũng liên quan tới việc khởi phát bệnh.

Vnexpress dẫn lời bác sĩ Hoàng Văn Kết, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Nhi, cho biết bệnh tiểu đường ở trẻ em hiếm gặp, nhưng biến chứng nặng nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Điểm khó là tình trạng đái tháo đường của trẻ thường được phát hiện chậm khi các em đã gặp biến chứng nặng.

Dấu hiệu bệnh là khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân, mệt mỏi, mờ mắt, đái dầm ở trẻ chưa bị trước đây. Khi người bệnh kèm đau bụng, nôn, rối loạn ý thức, thở nhanh sâu, hơi thở có mùi trái cây chín (táo chín...), cần đến bệnh viện điều trị.

Hiện chưa có biện pháp dự phòng đặc hiệu cho bệnh đái tháo đường type 1. Người bệnh cần khám định kỳ để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh phác đồ điều trị.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật