Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nợ khó đòi của các tập đoàn, tổng công ty lên tới 18.251 tỷ đồng

(DS&PL) -

Theo báo cáo Chính phủ gửi đến Quốc hội, nợ khó đòi của các Tập đoàn, Tổng công ty là 18.251 tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2018. Dẫn đầu về nợ thu khó đòi là các

Nợ khó đòi của các Tập đoàn, Tổng công ty là 18.251 tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2018. Dẫn đầu về nợ thu khó đòi là các doanh nghiệp năng lượng (dầu khí, than) và viễn thông.

Nợ khó đòi của các Tập đoàn, Tổng công ty là 18.251 tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2018. Ảnh minh họa: Vietnam Finance

Theo báo cáo của bộ Tài chính về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp năm 2019 sẽ được gửi tới Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, có tổng cộng 818 doanh nghiệp có vốn Nhà nước với tổng vốn đầu tư 1.601.182 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2018.

Cụ thể, doanh nghiệp Nhà nước là 1.425.050 tỷ đồng và doanh nghiệp có vốn Nhà nước là 177.132 tỷ đồng.

Tổng tài sản của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đạt 3.806.789 tỷ đồng, tăng 3%. Số doanh nghiệp có lãi đã nộp vào ngân sách Nhà nước 396.356 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2018.

Mặc dù có tới 107 doanh nghiệp có vốn nhà nước năm 2019 hoạt động kinh doanh thua lỗ, nhưng theo ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng bộ Tài chính, doanh nghiệp có vốn Nhà nước, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp Nhà nước vẫn là công cụ để điều tiết nền kinh tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và chính sách an sinh xã hội.

Chỉ tính riêng 76 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ - Công ty con, khối này đang có tổng tài sản là 2.738.532 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2018.

Nợ khó đòi của các Tập đoàn, Tổng công ty là 18.251 tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2018. Trong đó, các doanh nghiệp năng lượng (dầu khí, than) và viễn thông đứng đầu danh sách về nợ khó đòi.

Trong đó, nợ khó đòi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là 7.643 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam là 3.719 tỷ đồng, Tập đoàn Viễn thông quân đội là 1.527 tỷ đồng, Tổng công ty Viễn thông Mobifone là 633 tỷ đồng, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam là 581 tỷ đồng, Tổng công ty Cà phê Việt Nam là 413 tỷ đồng, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn là 395 tỷ đồng, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là 385 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam là 365 tỷ đồng,…

Mặc dù tổng nợ phải trả của các Tập đoàn, Tổng công ty năm 2019 không tăng nhưng vẫn ở mức rất cao (1.448.622 tỷ đồng) khiến hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của nhiều doanh nghiệp lớn hơn mức cho phép là 3 lần. Nhiều công ty mẹ của tập đoàn, tổng công ty có hệ số nợ phải trả gấp từ 4 đến hơn 8 lần vốn chủ sở hữu.

Nợ vay ngắn hạn và dài hạn từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trong nước là 429.153 tỷ đồng, tăng 16%.

Một số Tập đoàn, Tổng công ty có số nợ vay tương đối lớn như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (117.551 tỷ đồng), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (166.180 tỷ đồng), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (38.551 tỷ đồng), Tập đoàn Viễn thông quân đội (18.095 tỷ đồng); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (24.506 tỷ đồng), Tổng Công ty xi măng Việt Nam VICEM (9.887 tỷ đồng).

Hoạt động của 327 doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước năm 2019 lại sáng sủa hơn khi mà trong năm 2019, tổng tài sản của khối này tăng 3%; nợ phải trả giảm 2%; nợ phải thu giảm, trong đó nợ phải thu khó đòi đã được xử lý qua việc trích lập dự phòng nợ.

Doanh thu, vốn chủ sở của các doanh nghiệp nói trên đều tăng, đặc biệt là lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách Nhà nước tăng trên 10%; tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tài sản đều cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, doanh nghiệp độc lập.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật