Natascha Kampusch bị bắt cóc vào ngày 2/3/1998 bởi một gã tội phạm tên Wolfgang Prikopil khi đang trên đường đến trường. Một cuộc điều tra đã được tiến hành nhưng vẫn không thể thu thập được bất kì manh mối nào liên quan. Cơ quan chức năng cho rằng có thể Natascha bị bắt cóc bởi một tên buôn bán người, hoặc một tên sát nhân bệnh hoạn nào đó.
Ảnh trên tờ thông báo Natascha mất tích. Ảnh: Landespolizeidirektion
Sau bao năm tìm kiếm không có kết quả, gia đình Natascha dường như đã hết hy vọng thì đột nhiên cô bé xuất hiện với ngoại hình ốm yếu, hoảng sợ và gầy gò. Việc Natascha quay trở về đã thu hút được sự chú ý giới truyền thông, họ thắc mắc điều gì đã xảy ra với Natascha, ai đã bắt cóc cô và bằng cách nào lại có thể trốn về được?
Cơ quan chức năng ngay lập tức có mặt tại gia đình Kampusch để lấy lời khai từ cô bé. Theo lời Natascha kể, người bắt cóc mình có tên là Wolfgang Prikopil, hắn đã đưa cô về nhà riêng tại Strasshof. Tại đây, Wolfgang đã nhốt cô bé xuống tầng hầm bị bịt kín các ô cửa sổ để tránh việc Natascha chạy trốn.
Trong cuốn tự truyện, Natascha đã viết: Khung cảnh kinh khủng nhất còn tồn tại trong tâm trí của tôi đó chính là sau khi xâm hại tôi, hắn đã kéo thân thể trần truồng đầy những vết bầm tím, gầy yếu của tôi đứng trước cửa hầm và nói giọng giễu cợt “Chạy đi cô bé. Hãy cho tôi thấy cô có thể chạy được bao xa”. Khi đó tôi quá xấu hổ với tình trạng của mình nên đã không thể nhấc nổi đôi chân. Hắn quan sát tôi một hồi, sau đó đẩy tôi về lại căn hầm rồi khóa cửa lại đắc ý “Có vẻ như cô nhận ra thế giới ngoài kia không còn cần mình nữa rồi ư? Vậy đấy, nơi đây là nơi duy nhất cô thuộc về”.
Trong suốt 8 năm ở đây Natascha nhận thấy không ngột ngạt như cô nghĩ. Trong thời gian ban đầu, Wolfgang đã bỏ đói và đe dọa sẽ giết tất cả hàng xóm nếu cô chạy trốn. Qua vài tháng tên bắt cóc bắt đầu mang sách truyện, radio xuống cho cô bé để giải trí. Nhưng nhiều năm trôi qua, Natascha đã được phép đi lại tự do trong nhà để làm việc nhà và nấu ăn cho tên tội phạm. Có thể nói, Natascha từng có rất nhiều cơ hội để có thể chạy trốn nhưng vì quá nhát nên cô bé đã lựa chọn cách ngoan ngoãn vâng lời.
Hung thủ Wolfgang và 1 chiếc xe van màu trắng, tương tự như chiếc dùng để bắt cóc Natascha. Ảnh: Wikimedia, phim "3096 Tage"
Nói về cuộc chạy trốn của mình, Natascha cho biết, cô lợi dụng lúc Wolfgang không để ý khi nhờ mình rửa chiếc xe trước khi mang đem bán để bỏ trốn. Natascha dùng hết sức lực để chạy trốn. Cô từng nhờ hai người đàn ông gọi điện báo cảnh sát nhưng họ tỏ ra không quan tâm đến cô. Không từ bỏ hy vọng, Natascha bắt ép bản thân phải tỉnh táo để tiếp tục chạy về phía trước.
Cuối cùng Natascha gõ cửa sổ nhà một bà cụ 71 tuổi và nói: “Cháu là Natascha Kampusch”. Ngay lập tức cảnh sát có mặt sau khi nhận được cú điện thoại của bà cụ. Natascha lập tức được đưa đến đồn cảnh sát thành phố Deutsch Wagram. Cảnh sát mau chóng xác định được cô gái đích thực là Natascha Kampusch qua xét nghiệm ADN, một vết sẹo trên người và sổ thông hành (tìm thấy trong phòng nhốt Natascha).
Wolfgang đã ra đi thảm khốc cùng nhiều bí ẩn để ngỏ
Khi bị bắt cóc, Natascha cân nặng 45kg. Hơn 8 năm sau, cô chỉ cao thêm được 18cm và cân nặng 48kg. Natasha cho biết ăn uống rất thất thường trong suốt thời gian bị giam cầm. Wolfgang hay tin Natascha bỏ trốn đã lấy xe chạy trốn cảnh sát đến một trạm ga xe lửa ở ngoại ô Vienna. Kẻ bắt cóc điên loạn này đã nhảy vào đầu xe lửa tự tử.
Nhiều năm trôi qua, Natascha vẫn chưa quên được những ngày tháng tuổi thơ bị đánh cắp, bị cưỡng hiếp và tra tấn về thể xác cũng như tinh thần. Tuổi thơ của cô là quãng thời gian đen tối nhất trong cuộc đời với đủ mọi cung bậc cảm xúc sợ hãi, ghê tởm, đau đớn...
Căn nhà ngoại ô, nơi có căn phòng giam cầm Natascha Kampusch
Tuy nhiên, nghị lực phi thường của cô khiến bất cứ ai cũng phải nể phục. Tháng 9/2010, Natascha đã giới thiệu hồi ký đầu tay nhưng mang đầy kinh nghiệm thực tế của mình. Cô trở nên mạnh dạn hòa nhập cộng đồng bằng việc trả lời báo chí, dẫn chương trình truyền hình “Trò chuyện với Natascha Kampusch”. Cuốn sách “3.096 ngày sống trong địa ngục” đã đánh dấu sự hòa nhập thực sự với cộng đồng của cô gái.
Natascha Kampusch và cuốn hồi ký "3069 ngày địa ngục" gây chấn động thế giới