Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những trường hợp có nguy cơ chuyển nặng khi bị cúm

  • Phương Uyên (t/h)
(DS&PL) -

Cúm hay xảy ra trên người nhiều bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp, nội tiết, người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch.

Báo điện tử VTC News đưa tin, theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, bệnh cúm mùa (seasonal flu) có từ lâu, ở hầu hết các nơi trên thế giới, thường gây ra bởi virus cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp.

Với người khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt các biểu hiện cúm thường nhẹ như là sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho, đau người, sốt. Nếu họ được nghỉ ngơi, giữ ấm, ăn uống đầy đủ và uống thuốc cảm cúm thông thường thì thường tự khỏi và không phải nhập viện.

Điều trị cho bệnh nhân mắc cúm A trong tình trạng nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: VietnamPlus

Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch yếu mang bệnh nền, bệnh mạn tính hoặc người cao tuổi thì virus sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp, gây ra những biến chứng như viêm phổi, bội nhiễm các vi khuẩn, viêm cơ tim, suy hô hấp nặng, suy đa tạng có thể phải thở máy, lọc máu, nguy cơ tử vong cao.

Theo VnExpress, cúm mùa do virus cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B gây ra, lây qua đường hô hấp. Để phòng bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, trẻ dưới 5 tuổi nên tiêm vaccine cúm hàng năm. Vaccine giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế diễn biến nặng nếu nhiễm virus.

 Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần đặc biệt chú ý, vì cúm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tiêm vaccine cúm trước hoặc trong thai kỳ là biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất và tránh tiếp xúc nơi đông người. Khi có triệu chứng nặng như khó thở, tím tái, lơ mơ, hạ thân nhiệt, cần nhập viện ngay để được điều trị kịp thời.

Tin nổi bật