Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những thực phẩm Trung Quốc khiến thế giới "nổi da gà"

(DS&PL) -

Đậu phụ thối ngâm nước phân, thịt vịt ngâm nước tiểu bò, dầu được chiết lại từ thức ăn thừa,... là những thực phẩm "made in China" khiến cả thế giới "nổi da gà".

Đậu phụ thối ngâm nước phân, thịt vịt ngâm nước tiểu bò, dầu được chiết lại từ thức ăn thừa,... là những thực phẩm "made in China" khiến cả thế giới "nổi da gà".
Sữa nhiễm độc từ phế liệu da
Tháng 2/2011, một bê bối sữa nhiễm độc mới ở Trung Quốc lại nổ ra. Lần này, chất protein thủy phân da - một hóa chất công nghiệp tương tự melamine được bỏ vào sữa dường như để tăng độ protein trong sữa - tăng giá trị của sữa. Vấn đề này đã bị phát hiện từ đầu tháng 3/2009.
Trung Quốc trong tháng 4 tuyên bố đóng cửa gần 1/2 các hãng sản xuất sữa nhằm thanh lọc ngành này.
Giá đỗ phun hormone sinh dục
Để giữ giá đỗ không bị úa, thối và tăng trưởng nhanh, giá đỗ Trung Quốc được ngâm vào chất tẩy rửa để đảm bảo độ trắng, và phun hormone sinh dục để thúc đẩy sự nảy mầm.
Tiêu thụ loại giá đỗ này một thời gian dài sẽ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh ung thư cùng sự ra đời của nhiều trẻ em bị dị tật bẩm sinh.
Làm bánh bao bằng nguyên liệu quá hạn
Cơ quan chức năng đã phát hiện ra cơ sở làm bánh bao sử dụng nguyên liệu làm bánh bao đã quá hạn có xuất xứ từ Trung Quốc. Việc sử dụng các loại nguyên liệu không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, và nhiều mốc gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa nếu sử dụng thường xuyên.
Chân gà thối đông lạnh 40 năm
Chân gà thối đông lạnh 40 năm.
Việc buôn bán chân gà và các bộ phận khác của động vật nhập khẩu từ nước ngoài diễn ra rất nhộn nhịp ở Trung Quốc bởi những bộ phận này được người Trung Quốc ưa chuộng trong khi đa số người nước ngoài lại xem là đồ bỏ đi.
Đa số các hoạt động buôn bán diễn ra dưới hình thức "chợ đen" và những kẻ buôn lậu thường giấu các bộ phận động vật trong các chuyến hàng trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc.
Nước tương làm từ tóc
Nhằm tiết kiệm chi phí, nhà sản xuất đã thu mua tóc vụn từ các tiệm làm tóc với giá rẻ sau đó làm thành dung dịch axit amin cho vào trong nước tương.
Những loại tóc được thu mua từ nhiều nguồn này ngoài việc có thể chứa hóa chất trong thuốc nhuộm thì những chất trong dung dịch sau khi trộn còn rất có hại cho sức khỏe thậm chí dẫn đến bệnh ung thư.
Thịt vịt ngâm nước tiểu
Các cơ quan chức năng đã phát hiện một cơ sở sản xuất ướp thịt vịt với nước tiểu dê hoặc cừu để cho thịt vịt có mùi và hương vị của thịt cừu. Thịt vịt loại này sau đó được bán như thịt cừu cho khách hàng. Thực ra thịt chuột, thịt mèo đeo đi ngâm nước tiểu cừu để làm giả thịt cừu cũng đã từng được nhắc tới trước đây.
Bò được nuôi bằng rác
Bò được nuôi bằng rác.
Nếu như bò các nước phương Tây có thể được nghe nhạc Mozza để lớn thì bò ở Trung Quốc ăn… rác để lớn. Thì tại Trung Quốc, chúng được nuôi bằng cách ăn rác thải đến khi đủ lớn sẽ đem đi giết mổ.
Vi khuẩn và nấm mốc, thậm chí thủy ngân và các chất hóa học độc hại khá gia súc thường xuyên tiếp xúc và hấp thụ có thể dễ dàng lây lan qua con người khi giết mổ hay ăn thịt chúng.
Trứng gà giả
Bằng cách tổng hợp từ canxi cacbonat, bột thạch cao và sáp nến, vỏ trứng được tạo ra hoàn hảo y như vỏ trứng thật. Còn với lòng đỏ bên trong, họ chỉ cần trộn gelatin, phèn và axit benzoic vào với nhau. Sau đó, họ cho thêm vào màu vàng chanh thực phẩm và canxi clorua và thế là một quả trứng giả ra đời.
Trong khoảng 20 phút nấu quả trứng, lòng đỏ bắt đầu trở nên rất dẻo và nó có thể nảy cao 20cm khi rơi xuống đất. Khi đập vỡ quả trứng, lòng trắng đã bị đông đặc và màu sắc chuyển sang màu vàng.
Sữa nhiễm độc melamine
Sữa bột có chứa melamine gây sỏi thận cho trẻ nhỏ đã được báo chí phanh phui rầm rộ một thời gian dài. Đã có một vài trường trẻ sơ sinh tử vong được ghi nhận say khi uống sữa bột bị nhiễm melamine, một hóa chất độc hại thường được bổ sung (bất hợp pháp) vào thực phẩm nhằm tăng hàm lượng protein.
Sau công bố về sữa nhiễm độc melamine, mọi hoạt động xuất khẩu sản phẩm này đã được dừng lại đồng thời phủ tấm màn đen u ám lên thị trường sữa trẻ em toàn thế giới . Ngoài 6 trường hợp tử vong, sức khỏe của 29 triệu trường hợp khác cũng bị ảnh hưởng theo nhiều mức độ.
Rượu giả
Các nhà chức trách của cơ quan y tế địa phương nghi ngờ rằng những người sản xuất rượu giả đã trộn cồn công nghiệp vào trong rượu gạo, khi xác nhận 6 người tử vong và 8 người phải nhập viện điều trị khi uống loại rượu có xuất xứ từ Quảng Đông – Trung Quốc.
Đậu phụ thối ngâm nước…phân
Đậu phụ thối ngâm... nước phân.
Món đậu phụ này không chỉ ngửi thấy thối mà ăn cũng thấy thối! Chính bởi chúng đã được ngâm qua...phân. Những nhà sản xuất đã lọc lấy nước phân rồi đem ngâm đậu phụ vào đó.
Ngoài ra, gần 100 nhà sản xuất "đậu phụ thối" tại tỉnh Quảng Đông đã từng bị phát hiện kết hợp sử dụng nước cống rãnh, cặn bã, và sulfate sắt để đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như cải thiện bề mặt sản phẩm đậu phụ lên men của mình
Dầu... cống
Dầu cống là loại dầu được chiết lại từ thức ăn bỏ đi hoặc thức ăn thừa. Người ta đã đưa ra ánh sáng toàn bộ quy trình sản xuất dầu ăn từ nước thải cống rãnh ở Trung Quốc, một điều mà ngay trong tưởng tượng ít ai nghĩ tới.
Những "phù thủy" chế dầu sẽ cho người tới các container rác thải, thùng rác, máng nước thậm chí là hệ thống cống rãnh để múc, thu nhặt chất thải cả thể lỏng và rắn về.
Toàn bộ rác thải sẽ nấu trong những bể xi măng. Tiếp theo, người ta dùng vợt để vớt và loại bỏ rác thải rắn không thể dùng được như túi nylon, xương và xác động vật chết. Cuối cùng, dầu sau khi nấu lại, dù có màu sẫm kỳ lạ vẫn sẽ được cho vào những thùng lớn, chờ ngày chuyển đi.
Thịt vịt ngâm nước tiểu bò.
Thịt lợn phát sáng
Thịt lợn Trung Quốc phát ra ánh xanh kỳ quái khi tắt điện bếp. Những người dùng internet gọi đólà thịt lợn "avatar" và vẫn còn nghi ngờ dù cơ quan giám sát y tế Thượng Hải đã trấn an rằng thịt lợn bị nhiễm khuẩn lân tinh và vẫn an toàn sử dụng khi được nấu chín.
Gạo cadmium
Các nghiên cứu công bố hồi tháng 2 cho thấy, 10\% số gạo bán ở Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng, gồm cả cadmium. Dữ liệu do trường đại học nông nghiệp Nam Kinh tập hợp cho thấy, vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở các tỉnh phía nam, nơi 60\% mẫu thử bị nhiễm kim loại nặng, cao gấp 5 lần giới hạn cho phép.

Tin nổi bật