Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những thực phẩm dễ gây họa mùa hè này

(DS&PL) -

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh liên bang Mỹ đã liệt kê danh sách những loại thực phẩm dễ gây ngộ độc cho người tiêu dùng nhiều nhất mùa hè năm 2018.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh liên bang Mỹ (CDC) đã liệt kê danh sách những loại thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn và gây ngộ độc cho người tiêu dùng nhiều nhất mùa hè năm 2018.

Những loại thực phẩm bị xếp vào nhóm nguy cơ này bao gồm:

- Thịt gà, thịt bò, thịt lợn

- Rau củ và trái cây

- Sữa tươi, pho mát, các sản phẩm từ sữa khác

- Trứng sống

- Hải sản và động vật nhuyễn thể có vỏ

- Giá đỗ

- Bột thô

Những thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc cần được chế biến kỹ.

Không ai dám khẳng định rằng mình không thể mua phải những thực phẩm bị nhiễm khuẩn nhưng có điều chắc chắn là bạn có thể hoàn toàn tránh bị mắc bệnh do thực phẩm gây ra nhờ thực hiện các kỹ thuật xử lý thực phẩm an toàn.

Theo ước tính của CDC, khoảng 48 triệu, tương đương với tỷ lệ 1/6 người ở Mỹ bị bệnh hàng năm do thực phẩm gây ra. Biểu hiện của họ từ nhẹ như khó chịu trong người tới nặng hơn như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng trong 24 đến 48 giờ.

Dữ liệu của CDC cũng cho thấy, ước tính số người ngộ độc thực phẩm là khoảng 128.000 mỗi năm, trong đó có khoảng 3.000 ca dẫn tới tử vong.

CDC cảnh báo là bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể bị nhiễm khuẩn. Hơn 250 bệnh do thực phẩm gây ra có nguyên nhân từ vi khuẩn, ký sinh trùng, virus, hóa chất và chất độc ô nhiễm.

Theo bà Barbara Kowalcyk chuyên gia an toàn thực phẩm nổi tiếng và là phó giáo sư khoa học và công nghệ thực phẩm tại Đại học bang Ohio-Columbus, đồng thời là người đồng sáng lập Trung tâm nghiên cứu và phòng ngừa bệnh tật thực phẩm thì bất kì ai có các hội chứng về tiêu hóa hay viêm khớp phản ứng từ 24-48 giờ sau khi ăn thì đều nên nghĩ tới ngộ độc thực phẩm.

Nhất là nếu người có hội chứng đó thuộc lớp đối tượng nhạy cảm như người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch suy yếu (do mắc bệnh tiểu đường, gan hoặc bệnh thận, HIV hoặc điều trị ung thư) đều nằm trong số những người dễ bị tổn thương vì ngộ độc thực phẩm.

Bà Kowalcyk khuyên người tiêu dùng cần chú ý kiểm tra thực phẩm mua về nhà để chắc chắn mình không mua phải đồ quá hạn, hay những loại thực phẩm đang được đưa tin là có nguy cơ nhiễm độc cao. Dù sao, vào mùa hè, việc ăn chín uống sôi cần được thực thi nghiêm ngặt, tránh tuyệt đối việc ăn đồ sống, chưa chín kỹ.

Minh Minh (Theo foodsafetynews)

Tin nổi bật