Suy thận ăn gì?
Một số loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc suy thận ăn gì. Cụ thể:
- Chất bột đường: Thực phẩm giàu tinh bột (gạo trắng, miến, phở, bột sắn dây...) chính là đáp án cho vấn đề suy thận ăn gì. Ngoài ra, nếu bị suy thận kèm theo bệnh tiểu đường thì nên chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp như: khoai sọ, khoai lang, bánh canh, bánh cuốn, bún...
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến người mắc suy thận. Ảnh minh họa.
- Chất béo: Nếu bạn không biết suy thận ăn gì thì nên sử dụng một số loại chất béo có nguồn gốc thực vật (dầu mè, đậu nành, oliu...).
- Rau xanh, trái cây: Suy thận ăn gì? Giai đoạn suy thận nhẹ (độ lọc cầu thận GFR ≥ 60) có thể sử dụng đa dạng các loại rau, trái cây có màu xanh, đỏ,vàng. Đối với bệnh nhân suy thận bị tiểu đường nên ăn trái cây có chỉ số đường huyết thấp như: táo tây, cam quýt, bưởi...
Suy thận kiêng ăn gì?
Người bị suy thận không nên ăn thịt đã chế biến
Đây là những thực phẩm được làm bằng cách sấy, ướp muối với hàm lượng natri cao hoặc hun khói để tăng hương vị và thời gian sử dụng, chẳng hạn như thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích,...
Thực phẩm có hàm lượng natri cao không phải là lựa chọn cho người bị suy thận và cao huyết áp. Bởi nếu ăn có thể làm tăng huyết áp, gây tích tụ chất lỏng ở các vị trí như mắt cá chân, xung quanh tim và phổi.
Do đó, thay vì sử dụng các loại thịt đã chế biến, người bị suy thận nên chọn phần thịt nạc, không da như phi lê ức gà.
Trái cây nhiều kali không tốt khi bị suy thận
Hầu hết các trái cây đều có lợi cho sức khỏe và chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, người bị suy thận và tiểu đường cần hạn chế ăn một số loại trái cây chứa nhiều đường, kali.
Người bị suy thận không nên ăn những loại trái cây này vì nó có thể làm tăng nồng độ kali trong máu. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây ra mệt mỏi, yếu cơ và các vấn đề về tim.
Người bệnh nên hạn chế ăn những trái cây giàu kali như chuối, bơ, mơ, kiwi, cam, dưa lưới, bưởi, mận,... Thay vào đó, nên lựa chọn trái cây có hàm lượng kali thấp như nho, việt quất, dứa, xoài, táo, dưa hấu,...
Bị suy thận nên tránh ăn bánh mì nguyên cám
Thông thường, đối với những người khỏe mạnh, bánh mì nguyên cám được khuyên dùng hơn bánh mì trắng bởi nó có hàm lượng chất xơ cao hơn. Tuy nhiên, bánh mì nguyên cám chứa hàm lượng photpho và kali cao (trong 30g bánh mì chứa khoảng 57mg photpho và 69mg kali). Trong khi đó, bánh mì trắng chỉ chứa 28mg cả photpho và kali. Vì vậy, người bị suy thận được khuyến cáo nên sử dụng bánh mì trắng cho chế độ ăn hàng ngày.
Đồ ăn nhanh không dành cho người suy thận
Đồ ăn nhanh có xu hướng nhiều natri, điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mắc suy thận.
Mì ăn liền, bánh pizza đông lạnh, đồ ăn đóng hộp,... có xu hướng chứa nhiều natri. Do đó, người bị suy thận nên cẩn trọng khi sử dụng những thực phẩm này.
Hơn nữa, chúng còn chứa nhiều tinh bột tinh chế. Điều này không phải là lựa chọn cho người bị suy thận mắc kèm tiểu đường vì tinh bột tinh chế được phân hủy nhanh chóng và làm tăng nhanh lượng đường trong máu.
Bị suy thận không nên uống nước ngọt sẫm màu
Nước ngọt, đặc biệt là những loại sẫm màu không tốt cho người bị suy thận. Bởi các loại nước uống này có chứa nhiều photpho (355ml nước ngọt sẫm màu chứa 90-180mg photpho). Photpho được sử dụng để ngăn ngừa sự đổi màu, kéo dài hạn sử dụng và tăng thêm hương vị.
Nếu nồng độ photpho trong máu cao liên tục một thời gian dài có thể làm tổn thương thận và tăng nguy cơ mắc bệnh tim, yếu xương. Vì vậy, thay vì sử dụng nước ngọt, hãy chọn đồ uống chứa ít photpho, chẳng hạn như nước lọc, trà không đường,...
Rau chân vịt, cải thìa và một số loại rau lá xanh khác
Các loại rau lá xanh thường chứa nhiều kali, không tốt cho người bị suy thận. Hơn nữa, chúng cũng chứa nhiều axit oxalic, một hợp chất hữu cơ có thể tạo thành các tinh thể oxalat. Tinh thể này có thể hình thành sỏi, từ đó gây tổn thương thận và làm suy giảm chức năng của thận.
Thùy Dung (T/h)