Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những thông tin "sai lệch" gây hoang mang về virus corona

(DS&PL) -

Trong khi các quốc gia trên thế giới đang tìm cách ngăn chặn sự lây lan của chủng virus corona mới, thì nhiều thông tin sai lệch về loại dịch này lại đang lan truyền.

Trong khi các quốc gia trên thế giới đang tìm cách ngăn chặn sự lây lan của chủng virus corona mới, thì nhiều thông tin sai lệch về loại dịch này lại đang lan truyền trên mạng xã hội.

Trung Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới đang cố gắng ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Ảnh: AFP

Dịch bùng phát do người dân Vũ Hán ăn thịt dơi?

Hiện các chuyên gia vẫn chưa xác nhận được chính xác nguyên nhân gây ra đến từ đâu. Tuy nhiên nhiều thông tin cho rằng "dịch bùng phát do người dân Vũ Hán ăn thịt dơi" là không chính xác.

Phần lớn thông tin sai lệch về nguồn gốc của virus corona mới bắt nguồn từ một video được chia sẻ rộng rãi, cho thấy cảnh một người phụ nữ đang ăn dơi.

Thế nhưng sự thật thì đoạn video đó là của Vương Mậu Vân, một nữ blogger nổi tiếng về du lịch và đã được quay vào năm 2016 tại đảo Palau chứ không phải Vũ Hán.

Chủng virus corona mới do Mỹ tạo ra?

Nhiều bài đăng trên Facebook và Twitter cho rằng chủng virus corona mới được tạo ra có chủ đích. Thậm chí có thuyết âm mưu cho rằng loại virus này do Cơ quan phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ tạo ra.

Các bài đăng còn đính kèm bằng sáng chế để chứng minh tuyên bố của họ. Tuy nhiên, đây thật ra là những bằng sáng chế được đăng ký có liên quan tới cuộc chiến chống các chủng virus corona khác (không phải chủng virus corona phát hiện ở Vũ Hán), chẳng hạn phát triển các loại vắcxin phòng ngừa.

Virus corona không phải vũ khí sinh học!

Bộ gen và đặc tính của virus corona không có dấu hiệu nào cho thấy đây là chủng virus do con người tạo ra.

Một số người cho rằng nCoV được tạo ra trong viện nghiên cứu virus tại Vũ Hán, thậm chí còn đưa ra giả thuyết rằng đây là hậu quả ngoài ý muốn của một chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhanh chóng bác bỏ giả thuyết nCoV là sản phẩm nhân tạo. "Dựa trên bộ gen và đặc tính của virus, không có dấu hiệu nào cho thấy đây là chủng virus do con người tạo ra", Richard Ebright, giáo sư sinh hóa tại Đại học Rutgers, Mỹ, cho biết.

Tim Trevan, chuyên gia an toàn sinh học tại bang Maryland, Mỹ, cũng giải thích rằng hầu hết quốc gia đã từ bỏ nghiên cứu vũ khí sinh học sau nhiều năm không thu được thành quả. "Phần lớn bệnh mới và khó xử lý đều xuất phát từ tự nhiên", ông nói thêm.

Mạng 5G gây ra sự lây lan của virus Corona

The Guardian cho hay, hiện 5G bị đổ lỗi cho rất nhiều vấn đề từ ung thư tới cháy rừng, vậy nên cũng không bất ngờ khi có những thuyết âm mưu nói rằng 5G là nguyên nhân hoặc khiến virus Corona lây lan.

Một bài đăng trên Facebook tuyên bố Vũ Hán là nơi đầu tiên 5G được tung ra và 5G đã "phá hủy hệ thống miễn dịch" từ đó dẫn tới nguy cơ dễ bị các chứng bệnh cảm thông thường.

Vũ Hán là một trong số vài địa điểm mà 5G được triển khai tại Trung Quốc vào năm 2020, cùng với nhiều nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên không hề có bằng chứng cho thấy 5G làm suy yếu hệ thống miễn dịch hoặc có hại cho con người.

Chỉ cần uống dầu oregano, vitamin C hoặc nước muối để ngăn virus Corona?

Những nhóm theo phong trào "chống vắc xin" và "thuận tự nhiên" đã chia sẻ những bài viết gợi ý dầu oregano, vitamin C và nước muối là những cách tốt để ngăn ngừa virus Corona hoặc chữa khỏi bệnh. The Guardian nhấn mạnh, các loại vừa liệt kê này không có công dụng như vậy.

Bệnh nhân nhiễm virus corona phải được điều trị cách ly, bằng thuốc kháng virus và các phương pháp y tế chuyên sâu khác.

Red Bull và bánh quy may mắn của Trung Quốc là "phương tiện" mang virus

Một trong những bài viết được lan truyền nhiều nhất là "thông báo khẩn" từ một trung tâm không tồn tại - Sở dịch bệnh học Parramatta.

Tài khoản mạng xã hội của cơ quan không có thật này cảnh báo về thực phẩm có thể bị ô nhiễm bao gồm gạo Vũ Xương, bánh quy may mắn, mì Migoreng, sữa uống lên men Yakult và Red Bull Trung Quốc.

Bộ y tế New South Wales đã buộc phải đưa ra một tuyên bố nói rằng không có một sở khoa học nào là Sở Khoa học về Bệnh tật Parramatta. Đồng thời, các thông tin đăng tải dẫn nguồn từ đây là tin giả, không thể tin cậy.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật