Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những nhà giáo vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới

(DS&PL) -

Họ đều là những nhà giáo tài năng, nhiệt huyết và những cống hiến của họ dành cho ngành giáo dục thế giới khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Họ đều là những nhà giáo tài năng, nhiệt huyết và những cống hiến của họ dành cho ngành giáo dục thế giới khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Trong lịch sử thế giới, có những người thầy vĩ đại, những người đã làm thay đổi toàn thế giới nhờ những sáng kiến, bài học mà mình để lại. Dù nhiều thế kỷ trôi qua, tên tuổi của họ vẫn không hề suy giảm, mà thậm chí còn được nhắc đến bằng cả sự ngưỡng mộ và biết ơn của các thế hệ.

Nhân ngày 20-11, chúng ta hãy cùng vinh danh những người thầy vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới!

Khổng Tử (551 - 479 TCN)

Khổng Tử là một nhà giáo, nhà hiền triết vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa, đồng thời cũng là người sáng lập ra Nho giáo. Tư tưởng của ông có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các nền văn hóa Đông Á. Ông được người đời tôn xưng là 'Bậc thầy của muôn đời'. Khổng Tử dạy lòng nhân từ là nền tảng của đạo đức. Ngoài các khái niệm cốt lõi của lòng nhân từ, nguyên tắc quan trọng khác từ giáo lý Khổng Tử bao gồm sự công bình và chính nghĩa, học tập và trí tuệ, trung thực và đáng tin cậy, cũng như lòng hiếu thảo, lòng trung thành và sự khoan dung tha thứ.

Pythagoras (Sinh khoảng 580 - 572 TCN - mất khoảng 500-490 TCN)

Pythagoras là người thầy vĩ đại nhất của môn toán học trong lịch sử thế giới. Ông là người đặt nền móng cho môn hình học với rất nhiều định lý quan trọng. Bên cạnh đó, Pythagoras còn được biết đến như một nhà triết học, một nhà thần bí học với nhiều nghiên cứu về tôn giáo và xã hội.

Albert Einstein (1879 - 1955)

Nhà khoa học Albert Einstein là người thầy vĩ đại của vật lý học, ông là một người có tính cách kỳ quái nhưng những nghiên cứu và đóng góp của ông đã góp phần rất lớn trong sự phát triển của nhân loại. Ông là người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, 1 trong 2 trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử).

Einstein đã công bố hơn 300 bài báo khoa học và hơn 150 bài viết khác về những chủ đề khác nhau, ông cũng nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y học và triết học từ nhiều cơ sở giáo dục đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ông được tạp chí Times gọi là “Con người của thế kỷ”. Những thành tựu tri thức lớn lao của ông đã khiến tên gọi “Einstein” đã trở nên đồng nghĩa với từ thiên tài.

Aristotle (384 - 322 TCN)

Aristoteles là một nhà triết học thời Hy Lạp cổ đại, được coi là học trò xuất sắc của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế. Ông được biết đến với rất nhiều nghiên cứu nổi tiếng trong các lĩnh vực vật lý, logic, sinh học, chính trị, văn học và nghệ thuật. Aristoteles chính là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại cùng với Platon và Socrates. Trường học do Aristoteles mở được nhận xét là trường học tiên tiến nhất trong thời kỳ Cổ đại. Ở đây, ông không chỉ dạy kiến thức mà còn cùng học trò đi bộ, quan sát, bàn luận và học hỏi từ những quan sát đó.

Isaac Newton (1643 - 1727)

Không chỉ là một nhà vật lý nổi tiếng nhất mọi thời đại, Sir Isaac Newton cũng được biết đến là một nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà nghiên cứu thuật giả kim và thần học. Thông qua cuốn “Nguyên tắc toán học của Triết học tự nhiên”, Newton đã đặt nền móng đầu tiên cho các định luật cơ học. Ông cũng là người nêu ra 3 định luật cơ bản của chuyển động và lực hấp dẫn trong vũ trụ, mà các học sinh và sinh viên vẫn còn được học tới tận ngày nay.

Friedrich Froebel (1782 - 1852)

Friedrich Froebel là người có đóng góp mang tính cách mạng để làm thay đổi hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. Ông đã thành lập nhà trẻ đầu tiên trên thế giới tại Đức vào năm 1837, với các phương pháp sử dụng đồ chơi và phần thưởng trong cách dậy dỗ trẻ em. Thuật ngữ “Trường mẫu giáo” cũng là do Froebel đặt ra. Ông tin rằng ai cũng có tiềm năng sáng tạo và cách khuyến khích tốt nhất để tiềm năng đó phát triển là sự khen thưởng, thay vì kỷ luật và những giáo điều khắt khe.

Henry David Thoreau (1817 - 1862)

Henry là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nước Mỹ, các tác phẩm của ông chủ yếu viết về chế độ nô lệ, kinh tế và xã hội của nước Mỹ. Ông nhận được sự ủng hộ của hàng triệu người trên thế giới vì đã giám phản đối các chính sách của nước Mỹ về nô lệ. Tuy nhiên khi ông còn sống, các tác phẩm này chưa được công nhận mà phải đợi đến cuối thế kỷ 19 người ta mới vinh danh tên của ông.

John Amos Comenius (1590 - 1672)

Câu nói nổi tiếng của John Amos Comenius - một trong những nhà triết học, lý luận giáo dục vĩ đại của thế giới đó chính là “Nếu như thế giới là trường học của nhân loại, thì cuộc đời của mỗi người là trường học từ khi sinh ra cho đến lúc chết". Ông cũng là người đưa ra những phương pháp giảng dạy bằng biểu đồ, đồ thị, hình ảnh và các phương tiện trực quan. Chính ông là người đã làm thay đổi cách thức giáo dục trong trường lớp phổ thông.

Galileo Galilee (1564 - 1642)

Galileo Galilee là nhà vật lý, nhà toán học, triết học và thiên văn học người Ý, ông được biết đến như là người đã tạo ra những cuộc cách mạng vĩ đại của khoa học. Với rất nhiều đóng góp của mình trong thiên văn học, Galileo được gọi là “Cha của Thiên văn học quan sát hiện đại”, “Cha đẻ của vật lý hiện đại” và “Cha đẻ của khoa học hiện đại”.

Ayn Rand (1905 – 1982)

Ayn Rand là nhà văn, nhà triết học mang trong mình hai dòng máu Nga và Mỹ. Bà là tác giả của các tiểu thuyết nổi tiếng như “Atlas Shrugged”, “The Fountainhead”, “Anthem”, “We The Living”. Bà cũng là người viết kịch bản cho những hãng phim nổi tiếng trên thế giới như Universal Pictures và Paramount Pictures.

Tuy nhiên giá trị lớn nhất mà Ayn Rand để lại là hệ thống triết học được gọi là Objectivism (khách quan). Trong đó phân tích các giá trị và tác động của thế giới quan tới mọi mặt của một cá nhân. Hệ thống triết học này được lưu truyền rất rộng trong giới sinh viên.

Thu Hà (T/h)

Tin nổi bật