Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(DS&PL) -

Để hiểu rõ về ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 - ngày trọng đại của những 'con thuyền chèo lái' hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa ngày 20/11 qua bài viết dưới đây.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để các thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đến thầy cô giáo, để phát huy truyền thống "tôn sư trọng đạo".

Để hiểu rõ về ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 - ngày trọng đại của những 'con thuyền chèo lái' hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa ngày 20/11 qua bài viết dưới đây:

Nguồn gốc của ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Nguồn gốc ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh minh họa.

Ngày Nhà giáo Việt Nam hay còn gọi là ngày lễ hiến chương nhà giáo Việt Nam.

Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30/8/1957 tại Warszawa, lấy ngày 20/11/1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".

Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này còn được tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".

Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.

Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. (Ảnh: Internet).

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học sinh “đền đáp” lại công ơn dưỡng dục của các thày cô, là dịp để lớp lớp học trò ghi nhớ sâu sắc, gửi lòng thành biết ơn đến những người “tháng tháng, năm năm vẫn không ngừng chèo lái con thuyền”.

Dù còn ở tuổi cắp sách tới trường, hay đã trưởng thành rời ghế nhà trường, mỗi người Việt Nam vẫn luôn hướng đến ngày 20/11 với truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Tôn sư trọng đạo; Không thầy đố mày làm nên; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

Hãy ghi nhớ công ơn thầy cô và làm những điều tuyệt vời nhất như những bông hoa tươi thắm kính tặng thầy cô của chúng ta nhé.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật