Vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật dễ làm thức ăn dễ ôi thiu. Hãy áp dụng những nguyên tắc sau để tránh bị ngộ độc thực phẩm.
Mùa hè, thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều đạm như: thịt, cá, hải sản, sữa, trứng... nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc rất cao.
Bạn nên mua những thực phẩm còn tươi (rau, thịt, cá tươi...), thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm.
Nếu đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh, không khí lạnh không lưu thông được; nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá không đảm bảo; thực phẩm không vệ sinh, thực phẩm sống để lẫn thức ăn chín… sẽ làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm, làm cho thực phẩm nhanh hỏng.
Thực phẩm nấu chín sẽ nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín. Khi để thức ăn bên ngoài bạn cũng nên che đậy cẩn thận.
Đây là nguyên tắc tốt nhất để tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm. Thực phẩm phải được đun với nhiệt độ ít nhất là 70 độ C.
Nếu bạn muốn chế biến trước thực phẩm hoặc muốn giữ lại các thức ăn thừa, phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 60 độ C), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 10 độ C). Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản.
Thực phẩm nấu chín có thể ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống.
Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kì bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẩu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được vệ sinh sạch sẽ.
Thời tiết nóng nực ngày hè và vệ sinh không đảm bảo ở nhiều quán ăn là điều kiện lý tưởng để các mầm bệnh sinh sôi. Vì vậy, bạn hãy tránh ăn uống bên ngoài, nếu cần hãy lựa chọn quán ăn đảm bảo vệ sinh.
Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác.
Các trường hợp ngộ độc thực phẩm nên được tiến hành sơ cứu sớm, ngay sau khi thấy các biểu hiện. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, có thể gây nôn để tống thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước và móc họng. Sau khi gây nôn thì cho người bệnh nằm nghỉ, có thể uống nước điện giải để bù lại lượng nước đã mất cho bệnh nhân.
Trường hợp nặng cần đi khám bác sĩ để điều trị. Không nên gây nôn đối với người bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ vì dễ bị hít sặc. Trong trường hợp này, cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc và chuyển bệnh nhân lên bệnh viện gần nhất.
Nếu bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở cần cấp cứu tức thời bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Sau đó, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử lý tiếp.