Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những nguy hiểm chết người khi ăn khoai tây ai cũng phải biết

(DS&PL) -

Không phải ngộ độc thông thường mà có nguy cơ mất tính mạng nếu bạn không biết sử dụng khoai tây để nấu ăn một cách chính xác.

Không phải ngộ độc thông thường mà có nguy cơ mất tính mạng nếu bạn không biết sử dụng khoai tây để nấu ăn một cách chính xác.

Khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng nhưng cần chú ý để khỏi ngộ độc.

Khoai tây là thực phẩm quen thuộc trong bếp ăn của nhiều gia đình, khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao được rất nhiều người yêu thích.

Khoai tây là nguồn cung cấp vitamin C và B6, kali, mangan, chất xơ, photpho, niacin (còn được gọi là vitamin B3, axit nicotinic hay vitamin PP) và axit pantothenic (vitamin B5).

Thêm vào đó, khoai tây còn chứa nhiều dinh dưỡng thực vật, bao gồm carotenoid (một dạng sắc tố hữu cơ có tự nhiên trong thực vật, tảo, một vài loài nấm và một vài loài vi khuẩn), flavonoid (flavonoid trong tự nhiên có màu vàng, là 1 loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật) và axit caffeic.

Là loại thực phẩm dễ chế biến, dễ ăn nhưng để đảm bảo an toàn, bạn cần biết những lưu ý sau đây để không gây hại cho sức khỏe.

Tác hại của khoai tây với sức khỏe

Kể cả khi được chuẩn bị một cách kĩ lưỡng, khoai tây có thể gây hại với những người bị béo phì hay tiểu đường. Chúng chứa nhiều cacbonhydrat, có thể dẫn đến việc tăng cân nhanh. Chúng sẽ gây bất lợi cho những người muốn giảm cân. Tuy vậy, khoai tây lại là lựa chọn tuyệt vời cho một số vận động viên.

Thêm vào đó, khoai tây còn có chỉ số đường huyết cao, có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin, do đó những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.

Trong mầm khoai tây có chứa một loại chất glyco-alkaloid (solanine), sau khi ăn mầm khoảng 10 phút đến 1 tiếng sẽ xuất hiện các biểu hiện như ngứa và nóng rát ở cổ họng, vùng bụng trên cũng có cảm giác nóng rát hoặc đau, sau đó xuất hiện các triệu chứng nóng dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy.

Ngoài ra, nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng đau đầu chóng mặt, rồi loạn ý thức nhẹ, khó thở. Người bệnh hoặc thể trạng yếu còn có nguy cơ thể tử vong vì suy tim nặng, tê liệt trung tâm hô hấp.

Do vậy, khi phát hiện khoai tây mọc mầm, cần bỏ đi cho an toàn. Nếu mầm còn nhỏ, sợ lãng phí, bạn không chỉ gọt bỏ mầm khoai tây, khoét sâu xuống dưới. Đặc biệt cần gọt bỏ phần khoai có màu xanh.

Khoai tây mọc mầm, màu xanh lá... đều có chứa những chất độc chết người.

Những điều cần chú ý khi chế biến khoai tây

1. Không ăn vỏ khoai tây

Trong vỏ khoai tây có chứa một độc tố có tên là solanine, nếu như cơ thể hấp thu một lượng lớn chất này sẽ dẫn đến ngộ độc cấp tính.

Chất độc này chủ yếu tập trung ở vỏ khoai tây, vỏ màu đỏ hoặc màu tím nhiều hơn ở vỏ màu vàng, có ánh nắng chiếu vào sẽ khiến cho vỏ xanh hơn hoặc tím thẫm hơn.

Vì thế khi chế biến phải bỏ vỏ, đặc biệt là phải gọt bỏ sạch phần vỏ đã biến màu xanh, bởi vì ngay cả khoai tây sau khi chín mới bỏ vỏ cũng có thể khiến cho 10% chất solanine có trong vỏ ngấm vào phần thịt củ khoai tây.

2. Không ăn khoai tây đã để lâu

Khoai tây để lâu có chất solanine, nếu như thường xuyên ăn khoai tây có hàm lượng chất solanine cao sẽ dẫn đến trúng độc.

3. Không ăn khoai tây để đông lạnh

Khoai tây nên bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tuyệt đối không được bảo quản khoai tây đông lạnh, cũng như không ăn khoai tây đã để đông lạnh.

4. Khoai tây màu xanh lá

Củ khoai có màu này rất độc hại, bạn nên cẩn thận khi ăn chúng. Khoai tây chuyển sang màu xanh lá sau khi chúng đã tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Nếu củ khoai vẫn còn rắn, bạn có thể cắt bỏ phần màu xanh và ăn phần còn lại. Nếu như nó đã mềm hoặc bị teo, tốt nhất là nên vứt nó vào sọt rác.

Cách tốt nhất để nấu khoai tây

Nướng một củ khoai tây có lẽ là cách tốt nhất để tiêu thụ loại rau này. Nướng hay bỏ lò khoai tây sẽ có lượng chất dinh dưỡng bị mất đi thấp nhất. Cách tiếp theo bạn nên chế biến khoai tây là hấp, lượng chất dinh dưỡng bị mất đi ít hơn nhiều so với luộc. Luộc khoai tây đã gọt vỏ sẽ khiến cho một lượng chất dinh dưỡng quan trọng bị mất đi, do nhiều loại chất dinh dưỡng có thể dễ dàng tan trong nước.

Khoai tây kiêng kỵ ăn kèm với thực phẩm nào?

1. Chuối

Bạn sẽ bị nổi những mụn nhỏ hoặc tàn nhang trên mặt nếu kết hợp khoai tây và chuối trong bữa ăn của mình.

2. Quả lựu

Khoai tây kết hợp với quả lựu dễ gây ra ngộ độc, khi có dấu hiệu ngộ độc có thể dùng nước rau hẹ để giải độc.

3. Quả hồng, cà chua, anh đào

Sau khi ăn khoai tây, dạ dày sẽ sản sinh một lượng lớn axit clohidric, nếu như lại tiếp tục ăn 3 loại quả này, axit dạ dày cùng trái cây sẽ tạo ra phản ứng kết tủa, làm cho tiêu hóa và đào thải khó khăn, rất dễ dẫn đến chứng khó tiêu, biếng ăn.

4. Khoai tây trứng luộc

Khoai tây kết hợp với trứng không phải là món ăn kỵ nhau, nhưng cả hai thực phẩm này đều là loại dễ gây nghẹn khi ăn.

Chất dinh dưỡng trong khoai tây và trứng gà khi kết hợp với nhau cũng dễ làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể gây ra béo phì. Vì thế đây là món không khuyến khích bạn ăn quá nhiều.

Những người không nên ăn khoai tây

Những món ăn nhanh chế biến từ khoai tây dễ gây béo phì.

Người mắc chứng tỳ vị hư hàn, yếu bụng

Khoai tây có tác dụng nhuận tràng, nên đối với những người tỳ vị yếu không nên ăn nhiều khoai tây vì dễ gây tiêu chảy.

Người dị ứng tia cực tím, da mẩn ngứa, xuất huyết dưới kết mạc

Khoai tây thuộc nhóm thực vật cảm quang, khi tính chất cảm quang đạt tới nồng độ nhất định thì ở những vùng da hở trực tiếp chịu bức xạ của ánh sáng mặt trời (như vùng da mặt, tay, chân) dễ bị viêm.

Ở những vùng da đó sẽ có các triệu chứng như ngứa, nóng rát, phù nề, bỏng rát, sưng môi, quanh miệng, mí mắt và khuôn mặt.

Đồng thời cũng có thể kèm theo các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, chán ăn.

Người mắc bệnh tiểu đường

Khoai tây là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, hợp chất carbohydrate có trong khoai tây khi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng (đường). Người mắc bệnh tiểu đường ăn khoai tây nhiều sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Người dị ứng khoai tây

Khoai tây có thể trở thành chất gây dị ứng, nếu như đối với trường hợp bị dị ứng khoai tây, ăn khoai tây vào có thể sinh ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu, đau cổ họng, hen suyễn.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ đang trong thời kỳ "bầu bí" cũng không nên ăn nhiều khoai tây, dễ dẫn chứng đầy hơi khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng và thai nhi.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật