Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những người này tuyệt đối không nên ăn cà tím kẻo "rước bệnh" vào người

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Cà tím là thực phẩm quen thuộc trong những bữa cơm gia đình tuy nhiên những người sau tuyệt đối không nên ăn kẻo rước bệnh vào người.

Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cà tím là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó chứa nhiều nước và potassium có tác dụng kích thích nhịp tim hoạt động bình thường; magie, canxi, vitamin A và C giúp cải thiện cấu trúc xương, tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ cảm giác bồn chồn, lo lắng và giải quyết chứng mất ngủ.

Tuy nhiên những nhóm người này nên tránh ăn để không gây hại cho sức khỏe.

Những người không nên ăn cà tím

Người cao tuổi

Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.

Những người này tuyệt đối không nên ăn cà tím kẻo "rước bệnh" vào người.

Người thể trạng yếu

Do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.

Người mắc bệnh thận

Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.

Người bị bệnh dạ dày

Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.

Những lưu ý quan trọng khi ăn cà tím

Không nên gọt vỏ cà tím

Cà tím có thể được chiên, quay, hấp, luộc, làm salad và súp. Tốt nhất là không nên gọt vỏ cà tím, vì vỏ cà tím có chứa vitamin B.

Vitamin B và vitamin C là một đối tác ăn ý, quá trình chuyển hóa vitamin C cần có sự hỗ trợ của vitamin B. Ăn cà tím cả vỏ giúp thúc đẩy vitamin C.

Nên ăn cà tím nghiền

Những người này tuyệt đối không nên ăn cà tím kẻo "rước bệnh" vào người.

Khi chiên cà tím chúng ta thường nấu ở nhiệt độ cao và có thời gian lâu, phương pháp này không chỉ nhiều dầu mỡ mà còn bị hao hụt lượng lớn chất dinh dưỡng. Lượng vitamin mất đi khi chiên cà tím có thể lên tới hơn 50%. Trong tất cả các cách ăn cà tím, cà tím nghiền là tốt cho sức khỏe nhất.

Không ăn cà tím với thịt cua

Ăn chung cà tím với thịt cua thường sẽ khiến bụng chướng khó chịu, trường hợp nặng sẽ dẫn đến tiêu chảy, đặc biệt những người có sức khỏe yếu thì không nên ăn.

Không ăn cà tím sống

Cà tím sống có chứa một loại độc tố gọi là solanine, độc tố này còn độc hơn trong khoai tây mọc mầm.

Solanine không chỉ được tìm thấy trong mầm khoai tây mà còn có trong cà tím sống. Do đó, chúng ta nên nấu chín cà tím trước khi ăn.

Không ăn cà già

Khi chọn cà tím chúng ta nên chọn cà tươi và còn non. Tốt nhất không nên chọn cà tím già vì chứa nhiều solanin. Chất này có hại cho cơ thể người nên càng không nên ăn.

Cách sử dụng cà tím đúng cách

Bạn có thể ăn cà tím 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần sử dụng khoảng 100 – 200gr để chế biến thành các món ngon từ cà tím ăn cùng với cơm nóng.

Vì cà tím chứa độc tố nên bạn cần chú ý kỹ trong quá trình sơ chế, tốt nhất nên ngâm cà tím trong nước muối và thêm vào vài giọt giấm để làm giảm độc tính. Có thể bóp nhẹ cà tím trong quá trình ngâm để các chất độc và hạt cà được loại bỏ dễ dàng hơn.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật