Trà xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người như hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư, hỗ trợ chức năng não, giúp cải thiện lượng đường trong máu và mức cholesterol để bảo vệ chống lại bệnh tim… Tuy nhiên, có một số tình trạng bệnh nếu uống trà xanh quá nhiều có thể gây ra một số vấn đề nhất định.
Chất tannin có trong trà xanh làm tăng acid dạ dày, có thể gây đau dạ dày, cảm giác buồn nôn hoặc táo bón. Vì vậy, không nên uống trà xanh khi bụng đói. Tốt nhất nên uống trà xanh sau bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn. Những người bị loét dạ dày hoặc trào ngược acid không nên uống trà xanh quá mức. Một nghiên cứu năm 1984 kết luận rằng trà là chất kích thích mạnh acid dạ dày.
Những người không nên uống trà xanh kẻo mang bệnh vào người.
Uống trà nhiều tim sẽ đập nhanh, nhịp tim tăng, huyết áp tăng, hoàn toàn không có lợi cho người bị bệnh tim và bệnh cao huyết áp.
Chất caffeine trong trà xanh gây chóng mặt hoặc choáng váng khi tiêu thụ với lượng lớn. Caffeine làm giảm lưu lượng máu đến não và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến hiện tượng như say tàu xe. Trong một số hiếm trường hợp, uống trà xanh có thể dẫn đến co giật.
Trong một số trường hợp, uống trà xanh cũng làm tăng chứng ù tai. Nếu bị ù tai, hãy tránh uống trà xanh. Luôn uống trà xanh với lượng vừa phải, người nhạy cảm với caffeine nên tránh. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này rất hiếm và chỉ xảy ra khi tiêu thụ với số lượng quá mức hoặc ở những người nhạy cảm với caffein.
Do trà có nhiều chất hoạt tính sinh học như cafein, chất kiềm, làm tăng hưng phấn nên mạch máu dẫn đến não bị co rút, không cung cấp đủ máu cho não, lưu lượng máu chậm lại dễ phát sinh tắc động mạch não.
Uống quá nhiều trà dễ dẫn đến thiếu sắt vì trà rất giàu tannin, có thể liên kết với sắt và ngăn không cho sắt hấp thụ qua đường tiêu hóa. Nhiều người thưởng thức một tách trà ấm sau bữa ăn để giúp kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, trà xanh có tác dụng ngược lại nếu vừa một bữa ăn giàu chất sắt thì chất tannin trong trà xanh dễ ngăn cơ thể hấp thụ khoáng chất quan trọng này.
Một nghiên cứu năm 2001 báo cáo rằng chiết xuất trà xanh làm giảm 25% sự hấp thụ sắt non-heme. Sắt non-heme là loại sắt chính có trong trứng, sữa và thực phẩm thực vật như đậu, vì vậy uống trà xanh cùng với những thực phẩm này dễ làm giảm hấp thụ sắt. Tuy nhiên, vitamin C làm tăng khả năng hấp thụ sắt non-heme, vì vậy có thể vắt chanh vào trà hoặc tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C khác được tiêu thụ trong bữa ăn, chẳng hạn như bông cải xanh.
Ngoài ra, theo Viện Ung thư Quốc gia, uống trà giữa các bữa ăn dường như ít ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt nhưng để phòng ngừa, hãy tránh uống trà xanh nếu bị thiếu máu.
Chất cafein trong trà được bài tiết ra ngoài chủ yếu qua gan. Nếu gan yếu mà uống trà nhiều gan sẽ phải làm việc quá tải, càng làm tổn thương gan.
Những người không nên uống trà xanh kẻo mang bệnh vào người.
Trà xanh có chứa caffeine, catechin và acid tannic. Tất cả ba chất này đều có liên quan đến nguy cơ mang thai. Nếu đang mang thai hoặc cho con bú, uống trà xanh với lượng nhỏ, khoảng 2 tách mỗi ngày là an toàn. Lượng trà xanh này cung cấp khoảng 200mg caffeine. Tuy nhiên, uống hơn 2 tách trà xanh mỗi ngày là không an toàn và có liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai cũng như một số tác động tiêu cực khác. Caffeine đi vào sữa mẹ làm ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Ngoài ra, mẹ bầu uống một lượng lớn có thể gây dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở trẻ sơ sinh
Bổ sung chiết xuất trà xanh có liên quan đến một số trường hợp tổn thương gan. Chiết xuất trà xanh có thể làm cho bệnh gan nặng hơn. Bệnh gan nặng, vì lượng caffeine trong máu tích tụ và tồn tại lâu hơn gây căng thẳng cho gan. Để tránh tác dụng phụ này, hãy tránh uống nhiều hơn 4 đến 5 tách trà xanh mỗi ngày.
Uống trà xanh có thể làm tăng lượng canxi được thải ra ngoài qua nước tiểu. Caffeine nên được giới hạn ở mức dưới 300mg mỗi ngày (khoảng 2-3 tách trà xanh). Có thể bù đắp lượng canxi bị mất do caffeine gây ra bằng cách bổ sung canxi.
Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất là uống trà xanh ngay sau khi ăn với hy vọng "làm sạch" lượng calo đã tiêu thụ. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra sự cản trở cho quá trình tiêu hóa protein và hấp thụ chất sắt từ thức ăn, do tanin trong trà xanh có thể ức chế hấp thụ sắt.
Uống trà xanh khi còn quá nóng không chỉ làm mất đi khẩu vị mà còn có thể gây tổn thương cho dạ dày và cổ họng. Để tránh điều này, hãy chờ cho trà xanh nguội một chút trước khi thưởng thức.
Nhiều người nghĩ rằng uống trà xanh vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng thực tế là điều này có thể gây ra rối loạn tiêu hóa do trà xanh có thể kích thích sản xuất axit dạ dày. Vì vậy, hãy ăn nhẹ trước khi uống trà xanh để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của bạn. 4. Thêm mật ong vào trà xanh khi còn nóng
Mặc dù mật ong có thể là một lựa chọn lành mạnh thay thế đường, nhưng thêm mật ong vào khi trà xanh còn nóng có thể làm mất đi một số giá trị dinh dưỡng của mật ong. Vì vậy, hãy đợi cho trà xanh nguội bớt trước khi thêm mật ong vào.
Những người không nên uống trà xanh kẻo mang bệnh vào người.
Dù trà xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc uống quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn do lượng caffeine có trong trà xanh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên uống khoảng 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày.