Khi bạn selfie quá nhiều, một ngày bạn chụp ảnh 'tự sướng' và đăng tải lên trang cá nhân ít nhất ba lần rất có thể bạn đã mắc chứng rối loạn tâm lý.
Các nhà khoa học của Đại học Nottingham Trent (Anh) và Trường quản lý Thiagarajar tại Madurai (Ấn Độ) đã nghiên cứu các mức độ rối loạn tâm lí của hành vi tự chụp hình bản thân dựa trên những động lực thúc đẩy hành vi này do chính những người mê tự chụp hình bản thân tiết lộ.
Nghiên cứu được thực hiện ở Ấn với 400 người tham gia theo phương pháp định tính vì Ấn Độ là nước nhiều tài khoản Facebook nhất và cũng là nước có nhiều cái chết "lãng xẹt" do tìm cách chụp hình tự sướng ở những nơi nguy hiểm.
Các mức độ “nghiện selfie”
Ranh giới: Chụp ảnh "tự sướng" ít nhất ba lần một ngày nhưng không đăng lên mạng xã hội.
Cấp tính: Chụp ảnh "tự sướng" ít nhất ba lần một ngày và đăng hết lên mạng xã hội.
Mạn tính: Không kiểm soát được nhu cầu chụp ảnh "tự sướng" và đăng lên mạng xã hội hơn sáu lần một ngày.
Ảnh minh họa. |
Thang điểm Hành vi nghiện selfie
Với những nhận xét dưới đây, cho điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là rất đồng ý, và 1 là rất không đồng ý. Điểm số càng cao thì càng có khả năng bạn bị “nghiện selfie”.
1. Chụp selfie khiến tôi cảm thấy hài lòng để tận hưởng tốt hơn môi trường xung quanh
2. Chia sẻ ảnh chụp selfie tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh với bạn bè và đồng nghiệp của tôi
3. Tôi thu hút được rất nhiều sự chú ý nhờ chia sẻ các bức ảnh selfie của mình trên mạng xã hội
4. Tôi có thể giảm stress nhờ chụp ảnh selfie
5. Tôi cảm thấy tự tin khi chụp ảnh selfie
6. Tôi được chấp nhận nhiều hơn trong nhóm bạn bè của mình khi chụp selfie và chia sẻ ảnh trên mạng xã hội
7. Tôi có thể thể hiện bản thân nhiều hơn trong môi trường của mình thông qua selfie
8. Chụp các tư thế selfie khác nhau giúp gia tăng địa vị xã hội của tôi
9. Tôi cảm thấy mình nổi tiếng hơn khi đăng các bức ảnh selfie lên mạng xã hội
10. Chụp selfie nhiều cải thiện tâm trạng của tôi và làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc
11. Tôi trở nên lạc quan hơn về bản thân khi chụp selfie
12. Tôi trở thành một thành viên mạnh mẽ trong nhóm bạn thông qua việc đăng ảnh selfie
13. Chụp selfie giúp ghi nhớ tốt hơn về sự kiện và trải nghiệm
14. Tôi thường xuyên đăng ảnh selfie để nhận được nhiều “like” và bình luận trên mạng xã hội
15. Bằng cách đăng ảnh selfie, tôi mong bạn bè sẽ tán dương tôi
16. Chụp selfie sẽ làm thay đổi tâm trạng của tôi ngay lập tức
17. Tôi chụp nhiều ảnh selfie và xem chúng khi có một mình tăng sự tự tin
18. Khi không selfie, tôi cảm thấy bị tách ra khỏi nhóm bạn
19. Tôi chụp selfie như một cách đễ lưu giữ những kỷ niệm cho tương lai
20. Tôi sử dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh để làm các bức ảnh selfie của mình trông đẹp hơn những người khác.
Các yếu tố thúc đẩy chứng selfitis bao gồm mong muốn tăng cường tự tin, tìm kiếm chú ý, cải thiện tâm trạng, kết nối với môi trường xung quanh (nhằm tạo ra nhiều kỷ niệm), hòa nhập với các nhóm bạn bè và cạnh tranh về mặt xã hội.
Năm 2014, tin Hiệp hội Tâm thần Mỹ xếp chứng nghiện chụp ảnh "tự sướng" vào danh mục bệnh tâm thần xuất hiện trên hàng loạt phương tiện truyền thông và bị cho là lừa đảo,
"Trước đây đưa selfie vào danh mục tâm thần bị cho là trò lừa đảo nhưng điều đó không có nghĩa chứng selfitis không tồn tại", tiến sĩ Mark Griffiths, giáo sư hành vi nghiện từ khoa Tâm lý học, Đại học Nottingham Trent cho biết.
Mỹ An (T/h)