Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những món ăn sáng tàn phá sức khỏe của con, mẹ cần loại bỏ ngay

(DS&PL) -

Nhiều người vẫn cho rằng bữa sáng chỉ ăn kiểu như lót dạ, nên qua quýt cho xong mà không biết nó có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.

Nhiều người vẫn cho rằng bữa sáng chỉ ăn kiểu như lót dạ, nên qua quýt cho xong mà không biết nó có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.

Sau một đêm ngủ dài, dạ dày của trẻ trở nên trống rỗng vì thế một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng là cần thiết để bé có thể bổ sung năng lượng đầy đủ và lành mạnh. Nhiều người do bận rộn nên đã không chú ý tới việc chuẩn bị bữa sáng đúng cách cho con, gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Dưới đây là những món ăn sáng cần được loại bỏ ngay khỏi thực đơn của gia đình.

Trứng chần

Trứng còn sống, tái đều không thích hợp dành cho trẻ em ăn. Ảnh minh họa

Nhiều gia đình cho con ăn trứng chần vào bữa sáng vì nghĩ đây là hình thức nấu ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên đã có trường hợp ngộ độc thực phẩm vì cách ăn này.

Một gia đình ở Đài Loan đã cho 2 con sinh đôi ăn trứng chần, sau đó 2 em bé này đã phải nhập viện vì sốt 39 độ liên tục trong 4 ngày. Bác sĩ chẩn đoán các bé bị nhiễm khuẩn salmonella, gây nhiễm trùng huyết. Sau 14 ngày điều trị bằng kháng sinh, sức khỏe của 2 bé mới tạm thời hồi phục.

Thức ăn còn thừa từ tối hôm trước

Thức ăn thừa, đặc biệt là rau qua đêm có thể sản xuất nitrite, ăn nhiều có thể gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, quá trình lưu trữ đồ ăn qua đêm nếu không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn có thể xâm nhập, khiến bé bị viêm đường tiêu hóa hoặc là ngộ độc thực phẩm.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Các món ăn nhiều dầu mỡ chứa ít dinh dưỡng nhưng lại có hàm lượng chất béo cao. Ăn quá nhiều những món này trong thời gian dài có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thừa cân, béo phì. Ngoài ra, tất cả các món rán đều được chế biến ở nhiệt độ cao, gây phá hủy các chất dinh dưỡng trong cơ thể, tạo ra axit béo trans và các chất gây ung thư như benzopyrene.

Thịt chế biến sẵn

Các loại thức ăn nhanh như xúc xích, bánh hamburger, thịt xông khói và hotdogs, giăm bông... đều có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ruột của một người, đặc biệt là nếu họ ăn thường xuyên. Nguyên nhân bởi phần lớn các loại thịt chế biến này đều được xử lý bằng nitrat - một loại hóa chất bổ sung hóa chất giúp giữ cho màu hồng của thịt và hương vị thơm ngon của chúng.

Một bà mẹ ở Trung Quốc đã phải hối hận cả đời khi biết tin con gái mới 14 tuổi của mình bị ung thư ruột do bận rộn đã cho tiền để con ăn quá nhiều bánh hambuger vào buổi sáng.


Vậy để con khỏe mạnh, bữa sáng mẹ nên cho ăn những gì?

Nên ăn món ấm nóng

Sau một đêm ngủ dài, các bộ phận cơ thể như cơ bắp, dây thần kinh và mạch máu hầu hết đều co nhỏ lại, chưa giãn nở ra để hoạt động với cường độ cao như ban ngày. Nếu ăn phải thức ăn lạnh, lưu lượng máu kém lưu thông, sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của cơ thể. Ngược lại, thức ăn lạnh lại làm hỏng dạ dày.

Ưu tiên thực phẩm giàu protein

Trong quá trình tổng hợp và tái tạo các mô trong cơ thể, những thực phẩm giàu protein sẽ có tác dụng tốt hơn. Để có bữa sáng hoàn hảo và đầy đủ chất, bạn có thể ăn một quả trứng, một cốc sữa bò hoặc sữa đậu, sữa làm từ các loại hạt kết hợp với các thực phẩm khác.

Bạn cũng có thể chọn các món được làm từ ngũ cốc thô như bánh mì, bột yến mạch, mì sợi, bánh bao, cháo gạo, cháo hạt ngũ cốc… để vừa cấp nguồn năng lượng cho cơ thể, vừa có tác dụng bảo vệ dạ dày.

Ăn sáng vào khung 7-8h

Cùng với đó, theo nghiên cứu khoa học, khung giờ 7-8 giờ sáng là thời gian thích hợp nhất. Khi sự thèm ăn tự nhiên của cơ thể biểu hiện rất rõ ở thời gian này, nếu bạn ăn thì hiệu quả tiêu hóa sẽ ở mức tốt nhất.

Bữa sáng và trưa tốt nhất nên cách nhau 4-5 tiếng. Khi ăn sáng quá sớm, bạn nên ăn số lượng nhiều hơn một chút so với ăn đúng giờ. Có thể sau đó, bạn nên ăn bữa trưa sớm hơn để đảm bảo rằng hai bữa không cách xa nhau sẽ khiến bạn bị đói.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật