Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những lưu ý khi ăn lẩu giúp cơ thể khỏe mạnh, ai cũng nên biết để tránh gây hại sức khỏe

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Lẩu là món ăn hấp dẫn quen thuộc được nhiều người ưa thích tuy nhiên nếu không ăn đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe.

Nước lẩu

Những loại nước lẩu có vị cay nóng, được ninh hầm từ xương động vật thường được ưa chuộng. Tuy nhiên, những loại nước lẩu này thường chứa quá nhiều gia vị cũng như tăng lượng chất béo nạp vào cơ thể, cản trở quá trình hoạt động của lá lách và dạ dày. Điều này dễ gây tích nước trong cơ thể, phù nề và cảm giác khó chịu. Khi dạ dày, gan, lá lách hoạt động trì trệ cũng dễ dẫn đến quá trình trao đổi chất không thuận lợi, chất độc tích tụ trong cơ thể.

Tốt nhất nên lựa chọn nước lẩu từ các loại rau củ như rong biển, đậu nành, củ cải, cà rốt... có vị tươi ngọt dễ chịu lại chứa ít chất béo. Đặc biệt củ cải khi sử dụng vào mùa đông có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, tiêu đờm, cảm lạnh, có lợi cho sức khoẻ tim mạch, dạ dày...

Nguyên liệu nhúng lẩu

Những nguyên liệu nhúng lẩu phổ biến hiện nay thường có các loại thịt như bò, lợn, gà hoặc các loại viên chế biến. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất béo, tinh bột cũng như các chất phụ gia. Khi ăn quá nhiều có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hoá, gây hại cho sức khoẻ.

Chính vì vậy, khi ăn lẩu nên ăn kèm thêm nhiều rau, đậu phụ cũng như các loại thuỷ, hải sản như cá tươi, tôm, các loại nấm... Đây đều là những thực phẩm giàu protein nhưng lại chứa lượng chất béo thấp, đặc biệt các loại rau nấm giàu chất xơ hỗ trợ tiêu hoá, giảm gánh nặng cho cơ thể, tăng cường trao đổi chất.

Thay vì mì, trong bữa lẩu bạn cũng có thể lựa chọn ngô hoặc các loại khoai để bổ sung tinh bột, ít calo và giàu chất xơ hơn.

Ngoài ra, món lẩu thông thường có rất nhiều thịt mỡ vì vậy nếu ăn cùng với nhiều loại rau xanh, không những có thể “tiêu trừ” dầu mỡ, bổ sung vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng điều hoà, trừ nóng và giải độc.

Món lẩu nên có thêm đậu phụ, vì thạch cao trong đậu phụ có tác dụng thanh nhiệt, tán hoả, trị khát.

Những lưu ý khi ăn lẩu giúp cơ thể khỏe mạnh, ai cũng nên biết để tránh gây hại sức khỏe.

Nước chấm, gia vị ăn kèm

Các loại sốt mè, sốt XO... dù ngon miệng nhưng đều là những chiếc "bẫy" gây béo phì cũng như chứa một lượng natri, chất phụ gia lớn. Chính vì vậy chọn các loại nước chấm khi ăn lẩu cũng nên lưu ý hạn chế sử dụng các loại sốt này.

Có thể thay thế bằng cách pha nước chấm với các loại gia vị có lợi cho sức khoẻ như dầu mè, rau mùi, hành, tỏi, ớt tươi... Đây đều là những thực phẩm giàu chất chống oxy hoá, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện quá trình trao đổi chất và giữ ấm cho cơ thể.

Đồ uống

Uống bia, các loại nước ngọt, nước có gas... là thói quen phổ biến của nhiều người. Nhưng những loại nước này đều chứa một lượng đường và calo lớn.

Thay vì những loại nước trên, có thể lựa chọn nước dừa tự nhiên bởi đây là loại nước giàu kali, magie và canxi, đồng thời có hàm lượng đường tương đối thấp nên sẽ lành mạnh hơn cho sức khoẻ.

Ngoài ra, lá lách và dạ dày sẽ phải gánh nặng sau một bữa ăn thịnh soạn bên bếp, nên đun sôi nước với táo gai, mạch nha, vỏ quýt để uống khi ăn sẽ giúp bồi bổ tỳ vị, hệ tiêu hóa.

Những điều nên tránh khi ăn lẩu

Kéo dài thời gian ăn

Một bữa ăn quá dài sẽ khiến dạ dày tiết dịch vị, mật tiết dịch mật, tụy cũng phải tiết dịch làm cho hệ tiêu hóa liên tục phải làm việc, các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý và đúng đồng hồ sinh học dẫn đến chức năng dạ dày suy giảm.

Từ đó sinh ra rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nặng có thể bị viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm tụy.

Không nên ăn quá nóng

Do đặc điểm của món lẩu là vừa nấu vừa ăn nên rất dễ dẫn đến việc chúng ta ăn thức ăn từ trên bếp vẫn còn nóng hổi. Việc ăn quá nóng sẽ làm cho niêm mạc miệng và thực quản quá nóng gây ra bỏng nhưng chúng ta không biết.

Cách tốt nhất là bạn nên gắp thức ăn từ nồi ra bát, chờ 1 chút cho nguội bớt rồi mới bắt đầu ăn.

Không nên nấu thực phẩm quá lâu

Bạn ăn lẩu cần nhớ thời gian đủ làm chín thực phẩm trước khi ăn. Nếu ăn thịt quá tái sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, nhiễm ký sinh trùng. Nếu chín quá kỹ sẽ khó ăn, mất chất.

Những lưu ý khi ăn lẩu giúp cơ thể khỏe mạnh, ai cũng nên biết để tránh gây hại sức khỏe.

Tránh ăn quá cay

Điều cuối cùng khi ăn lẩu cần tránh đó là không nên cho quá nhiều gia vị cay vào nồi nước lẩu. Điều này không những làm kích thích càng màng nhầy trong miệng, thực quản, đường tiêu hóa mà còn gây ra tắc nghẽn, phù nề, dễ gây bệnh.

Những người đang bị bất kỳ bệnh gì liên quan đến viêm miệng, viêm họng mãn tính, loét và viêm tụy mạn tính, viêm túi mật tái phát và một số người đã phẫu thuật thì không nên ăn lẩu nhiều.

Thực phẩm phải được nấu chín

Thực phẩm phải được nấu trong nồi nước thật sôi. Ăn lẩu thường hay ăn các loại thịt sống, cá sống rồi các loại rau cũng vậy. Trong quá trình ăn uống dễ bị vi sinh vật gây bệnh và nhiễm ký sinh trùng.

Do đó, để ăn các món lẩu cần phải được nấu sôi trong khi ăn để đạt được hiệu quả khử trùng. Như vậy sẽ ngăn cản hoặc giảm viêm đường tiêu hóa và ký sinh trùng đường ruột xảy ra.

Ăn điều độ

Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, 1 – 2 tuần ăn một lần là được.

Đồng thời khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, khi ngồi ăn liền mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, ăn nhiều uống nhiều còn có thể gây ra viêm tuyến tuỵ, bệnh về đường ruột, dạ dày.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật