Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những lưu ý khi ăn bánh trung thu để tránh gây hại cho sức khỏe

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Chuyên gia khuyên rằng nên ăn bánh trung thu vào buổi sáng hoặc trưa, ăn ít hoặc cố gắng không ăn vào buổi tối, nhất là đối với người cao tuổi. Nếu không, nó có thể gây đông máu, huyết khối và các bệnh tim mạch khác.

VTC News dẫn lời TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn. Vỏ của các loại bánh trung thu rất đa dạng, tùy thuộc loại bánh truyền thống, bánh hiện đại hay vài thương hiệu chuyên sản xuất khác.

Cũng giống như vỏ bánh mà nhân bánh cũng đa dạng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen, trứng muối đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường.

Do đó, bánh trung thu không chỉ có độ béo và ngọt rất cao mà còn chứa nhiều năng lượng. Vì vậy, việc sử dụng bánh trung thu nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và gia đình, đặc biệt với người thừa cân béo phì, đái tháo đường, tim mạch, cũng như các bệnh mạn tính khác.

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn bánh trung thu.

Nên ăn mặn trước ăn ngọt

Nếu bạn có hai hương vị bánh trung thu là ngọt và mặn thì nên sử dụng theo thứ tự mặn rồi đến ngọt để có thể thưởng thức trọn vẹn vị ngon, nếu không sẽ không cảm nhận được vị ngon.

Không ăn quá nhiều bánh

Bánh trung thu chứa nhiều chất béo, đường sucrose và tinh bột, ăn quá nhiều sẽ sinh ra cảm giác béo ngậy, đồng thời dễ dẫn đến đầy bụng và gây khó tiêu, chán ăn, tăng đường huyết và các vấn đề khác.

Người già và trẻ em không nên ăn nhiều, nếu không sẽ gây đau bụng, tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Người thân nhiệt cao không ăn nhiều

Những người cơ thể quá nóng không nên ăn nhiều bánh trung thu, dễ gây khó tiêu. Đồng thời, có thể dẫn đến nội hỏa tăng cao, gây nổi mụn, táo bón, sưng lợi và các triệu chứng khác.

Không nên ăn với cháo

Bánh trung thu và cháo là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Khi ăn chung với nhau sẽ khiến đường huyết trong cơ thể tăng nhanh, không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân tiểu đường mà còn ảnh hưởng xấu đến tế bào não của con người, giảm chuyển hóa chất béo.

Bánh trung thu phải tươi, không bảo quản lâu

Theo Lao Động, vì bánh trung thu chứa nhiều chất béo nên nếu bảo quản quá lâu sẽ dễ khiến nhân bị biến chất. Bánh trung thu nên ăn khi mua về hoặc bảo quản đúng cách để tránh bị hư hỏng.

Những lưu ý khi mua bánh trung thu

Về hạn sử dụng

Sản phẩm phải có ngày sản xuất và hạn sử dụng, tốt nhất nên sử dụng sản phẩm mới xuất xưởng càng sớm càng tốt

Nhãn mác

Sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng gồm có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng và bảo quản.

Chất lượng

Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không có mùi khác lạ. Không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Thành phần dinh dưỡng

Nên đọc thành phần dinh dưỡng để biết các thông tin về năng lượng, chất béo, chất bột đường, có trong một bánh hay trong 100g bánh.

Số lượng sử dụng

Nên ăn miếng nhỏ, ăn ít, đặc biệt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với các người bệnh đái tháo đường, tim mạch, thừa cân béo phì và đang mắc các bệnh mạn tính khác.

Xin ý kiến chuyên gia

Nên đi khám tư vấn dinh dưỡng để có thể vừa ăn được bánh trung thu cùng gia đình, bạn bè mà không lo tăng cân hay rối loạn chuyển hoá nhé.

Trên đây là 6 lưu ý khi sử dụng bánh trung thu bạn cần ghi nhớ để tránh gây hại sức khoẻ.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật