Vỏ khoai tây
Theo thông tin từ báo Tri thức & Cuộc sống, trong vỏ khoai lang chứa rất nhiều kiềm, nếu ăn quá nhiều sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Những đốm nâu và đen trên vỏ khoai tây bị nhiễm độc tố alternaria, sẽ sản sinh ipomarone sẽ gây tổn thương gan và ngộ độc. Người bị ngộ độc sẽ thấy buồn nôn, tiêu chảy, nếu bị nặng sẽ sốt cao, đau đầu, khó thở, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong.
Ảnh minh họa.
Trong vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids, nếu tích trữ trong cơ thể một số lượng nhất định sẽ khiến cơ thể trúng độc. Vì độc tố phát tác chậm, biểu hiện không rõ ràng nên thường bị xem nhẹ. Khi tiêu hóa hai món khoai tây chiên, thịt bò nướng thì dạ dày tiết ra nồng độ axit khác nhau, dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian cứ trú của thực phẩm trong dạ dày, kéo dài thời gian hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
Đậu tằm
Hồng cầu của người thiếu glucose 6 phosphate dehydrogenase (G6PD), sau khi ăn đậu tằm sẽ gây vàng da tán huyết, hay còn gọi là “favism” (bệnh đậu tằm). Bệnh này mang tính di truyền, vì vậy những người có tiền sử gia đình về chứng thiếu G6PD thì nên đi khám và tốt nhất là không nên ăn đậu tằm.
Ảnh minh họa.
Đậu ván
Thành phần độc tố trong đậu ván là hợp chất saponin và chất ức chế trypsin (trypsin inhibitor). Những chất độc này sau khi bảo quản ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh thì độc tính của nó càng rõ rệt hơn, cao hơn. Khi xào nấu chưa chín hẳn (màu sắc vẫn xanh) ăn vào chắc chắn sẽ trúng độc.
Sau khi ăn khoảng 1 – 4 giờ đồng hồ, sẽ có triệu chứng hoa mắt, váng đầu, lợm giọng, nôn ói, sau đó đau quặn bụng và tiêu chảy. Trước khi nấu bạn nên luộc chín vớt cái đổ nước, đem tráng qua nước lã xong mới dùng để xào nấu, sẽ không trúng độc.
Ảnh minh họa.
Cà chua
Khi xanh axit tannic chủ yếu tập trung trong phần ruột cà chua, tuy nhiên, khi chín loại axit này lại dồn chủ yếu về phần vỏ. Sau khi vào cơ thể, axit tannic phản ứng mạnh với protein trong các thực phẩm khác tạo chất kết tủa, gây các chứng: tức bụng, trướng bụng, giảm cảm giác thèm ăn. Hơn nữa, vỏ cà chua không thể tiêu hóa được, do đó, trước khi chế biến nên bóc bỏ toàn bộ vỏ cà chua, theo báo Tiền Phong.
Vỏ khoai lang
Là loại củ cùng họ với khoai tây và vỏ của nó cũng có hại cho sức khỏe. Vỏ khoai lang hại gan do chứa nhiều chất kiềm, ăn nhiều sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
Đặc biệt, nếu vỏ củ khoai có đốm nâu hoặc nâu đen, đồng nghĩa với việc khoai đã bị vi khuẩn đốm đen xâm nhập. Chúng sản sinh ra độc tố saponone và saponol làm tổn thương gan, gây ngộ độc.
Vỏ khoai mỡ
Theo báo Lao động, khoai mỡ là loại củ bạn nên loại bỏ vỏ trước khi chế biến. Tương tự như vỏ khoai lang, vỏ khoai mỡ có thể dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu và tiêu chảy.
Ảnh minh họa.
Củ mã thầy
Mã thầy thường được trồng ở ruộng nước, vì vậy, vỏ của nó có thể chứa các chất độc hại và phân bón hóa học. Ngoài ra, trong vỏ của mã thầy còn có các loại ký sinh trùng, nếu ăn mã thẩy mà không rửa, bỏ vỏ thì rất dễ gây bệnh.
Ảnh minh họa.
Vỏ quả hồng
Khi hồng chưa chín, chất tanin tồn tại chủ yếu trong thịt hồng, sau khi chín, tanin sẽ tập trung ở vỏ hồng. Sau khi tanin được đưa vào cơ thể ngoài, dưới tác động của axit dạ dày, sẽ phản ứng với protein trong thực phẩm hình thành sỏi trong dạ dày, tích trữ độc tố, gây nên nhiều bệnh tật.
Vỏ bạch quả
Trong vỏ ngân hạnh có chứa độc tố ammonocarbonous acid (còn có tên hy-droginkgolic acid), nó có thể dễ dàng kết hợp với cytochrome oxidase của cơ thể, làm cho hợp chất của tế bào này mất hết hoạt tính, khiến tế bào không thể tiếp nhận oxy gây tổn thương trung khu thần kinh, gây ngộ độc. Ngoài ra, cũng không nên ăn nhiều quả ngân hạnh chín.
Ảnh minh họa.
Vỏ quả lê
Trong thành phần dinh dưỡng của quả lê chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, khi ăn lê bạn không nên ăn cả vỏ. Nguyên nhân là trong vỏ quả lê có chứa nhiều chất xơ gây khó tiêu cho dạ dày của bạn. Nếu ăn nhiều có thể gây vón cục khó tiêu, sỏi thận…
Nguyễn Linh (T/h)