Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những loại cá tưởng chừng vô hại lại nằm trong “danh sách đen” gây ung thư

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Dưới đây là những loại cá nằm trong "danh sách gây ung thư" của các chuyên gia mà chúng ta tốt nhất không nên mua về dù có rẻ đến mấy.

Ăn cá có thể bổ sung lượng lớn protein chất lượng cao. Việc thường xuyên ăn các loại cá như cá thu, cá hồi... có thể cung cấp nhiều axit béo Omega-3 đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ tim, giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa xơ cứng động mạch. 

Tuy nhiên, khi ăn cá cũng cần có những lưu ý nhất định. Không phải loại cá nào cũng có tác động tôt đối với sức khoẻ, thậm chí mang lại ảnh hưởng tiêu cực và đặc biệt là tăng nguy cơ gây ung thư.

Cá nướng, cá chiên

Nếu ăn quá nhiều cá được nướng hoặc chiên có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư đường ruột.

Cá sau khi được hun khói, nướng hoặc chiên ở nhiệt độ cao không chỉ dễ bị phá hủy protein, vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác có trong nó mà còn có thể tạo ra một lượng lớn sản phẩm trùng hợp oxy hóa, đặc biệt là benzopyrene - chất gây ung thư loại 1. Nếu ăn quá nhiều cá được nướng hoặc chiên có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư đường ruột.

Cá muối

Cá muối từng được xếp vào danh sách loại chất gây ung thư cấp độ 1 - ngang hàng với thuốc lá, rượu và các loại thịt siêu chế biến khác.

Nguyên nhân chính là do cá muối chứa lượng lớn nitrit do quá trình chế biến đặc biệt có thể hình thành chất gây ung thư nitrosamine khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và tương tác với các amin trong đường tiêu hóa của con người.

Cá nhiễm formaldehyde

Formaldehyde có mùi hắc và dễ tan trong nước. Nó có chức năng khử trùng, ngăn ngừa sự sinh sản của vi khuẩn, sau khi ngâm formaldehyde mà bảo quản trong tủ lạnh thì để lâu cũng không bị biến chất. Do đó, cá và hải sản là thứ thường bị ngâm trong dung dịch formaldehyde.

Theo cảnh báo của Trung tâm An toàn Thực phẩm Hồng Kông (Trung Quốc), ăn phải cá có ướp formaldehyde có thể gây đau bụng dữ dội, nôn mửa, hôn mê, chấn thương thận và có thể tử vong.

Trong các loại cá, cá hố là loại cá thường được đánh bắt tự nhiên ngoài đại dương và cũng bị ngâm nhiều formaldehyde nhất. Lý do là bởi cá hố thường chết ngay sau khi được mang lên từ biển, để làm tăng thời gian bảo quản của cá nên người bán đã ngâm chúng trong dung dịch formaldehyde.

Khi đi chợ bạn cần lưu ý tránh mua cá mùi lạ, đồng thời cá không còn tươi ngon, phần mang không có màu đỏ, phần mắt cá bị vẩn đục...

Cá biển sâu

Các loài cá lớn được đánh bắt ở biển sâu thường dễ bị tích tụ trong cơ thể độc tố như kim loại nặng.

Các loài cá lớn được đánh bắt ở biển sâu thường dễ bị tích tụ trong cơ thể độc tố như kim loại nặng (thủy ngân), dioxin, biphenyl polychlorin và hormone môi trường do vòng đời dài. Đặc biệt là các loài như cá ngừ, cá kiếm, cá mập... cần đặc biệt lưu ý không sử dụng cho phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cùng với đó, nếu ăn cũng không nên quá một lần mỗi tuần và không quá 50 gram mỗi lần, không ăn da và nội tạng. Điều này có thể giảm hàm lượng kim loại nặng có trong các loài cá biển sâu một cách đáng kể.

Sashimi

Sashimi hay cá sống tuy ngon nhưng lại có nguy cơ cao bị nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là sán lá gan. Sau khi xâm nhập vào cơ thể con người, ký sinh trùng này có thể sống trong các ống mật ở gan, từ đó gây tổn thương gan và gây ung thư đường mật, ung thư gan và các bệnh ung thư khác.

Đi chợ mua cá nên ghi nhớ 5 việc để chọn được cá tươi ngon, không chứa chất bảo quản:

Trước hết, nên ăn cá có kích thước nhỏ, nhiều người khuyên rằng những con cá lớn và sống lâu sẽ tích tụ nhiều chất ô nhiễm hơn trong cơ thể. Thứ hai, nên chọn phương pháp luộc hấp, sử dụng ít dầu hơn và giữ được hương vị tươi ngon, cũng như nhiều chất dinh dưỡng nhất của cá.

Thứ ba, buổi sáng là lúc cá mới được chuyển đến từ cảng và thường tươi hơn so với cuối ngày, do đó các bà nội trợ nên mua cá vào buổi sáng.

Thứ tư, muốn mua cá tươi nên quan sát mắt cá, mắt cá tươi thường trong và lồi ra. Nếu mắt cá đục và lõm vào, có thể cá đã không còn tươi ngon.

Cuối cùng, chọn cá có thịt chắc và màu sắc tươi, tránh cá có thịt nhũn, phai màu hoặc có mùi lạ.

Tin nổi bật