Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những lô đất vàng bị nữ chủ tịch ngành dược thâu tóm ra sao?

(DS&PL) -

Bằng cách hợp tác với Handico 7, âm thầm mua cổ phần Nhuệ Giang, nữ doanh nhân ngành dược đã thâu tóm thành công nhiều lô đất vàng nhà nước mà không cần thông qua đấu giá.

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam một nữ chủ tịch ngành dược để điều tra về hành vi vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.

Theo đó, nữ chủ tịch này đã chỉ đạo các thuộc cấp của mình tại CTCP Bất động sản Thanh Trì, CTCP Đầu tư bất động sản Mỹ Đình và CTCP Phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm tham gia nộp hồ sơ đấu giá và thông đồng ‘dìm giá’ trong quá trình đấu giá dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá phía Đông Nam thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Được biết đến là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu y tế, nhưng dưới sự lãnh đạo của nữ chủ tịch này, doanh nghiệp đã phát triển theo mô hình tập đoàn với nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt nhất là bất động sản. Doanh nghiệp này đã thâu tóm được nhiều lô đất vàng tại Thủ đô mà không cần thông qua đấu giá. 

2,4ha đất vàng số 119 đường K2

Năm 1998, UBND TP.Hà Nội có Quyết định số 1874 về việc xử lý tài sản, vốn quỹ, công nợ, đất đai và lao động của Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Cầu Diễn khi giải thể doanh nghiệp. Trong đó, TP.Hà Nội giao toàn bộ đất đai cho Công ty cổ phần Xuân Hòa Việt Nam (tiền thân là Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuân Hòa).

Tháng 3/2010, UBND TP.Hà Nội tiếp tục có văn bản số 9491 chấp thuận cho Công ty Xuân Hòa được di dời cơ sở sản xuất tại khu đất 2,4ha số 27 đường Đông Lạnh để hợp tác với các đối tác để thành lập công ty mới thực hiện dự án đầu tư theo quy hoạch.

Sau đó, Công ty Xuân Hòa góp 30% vốn điều lệ, cùng với Công ty cổ phần Tập đoàn Ba Đình, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Ba Đình 1, 2, 3 thành lập Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nhuệ Giang để thực hiện dự án “Tổ hợp thương mại văn phòng và nhà ở để bán tại số 27 đường Đông Lạnh, thị trấn Cầu Diễn – Hà Nội”.

Đến tháng 2/2011, Liên danh Công ty Xuân Hòa và Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Ba Đình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình 27 đường Đông Lạnh tại Quyết định 15QĐ/XH-BĐ và giao Công ty Nhuệ Giang quản lý, thực hiện dự án.

Dự án Iris Garden

Ngày 4/4/2012, Công ty Nhuệ Giang duyệt thiết kế thi công hạng mục cọc khoan nhồi. Công trình được khởi công xây dựng các hạng mục cọc thí nghiệm, cọc đại trà ngày 15/8/2012 theo Thông báo khởi công số 12/2012/NG-TB ngày 8/4/2012 của Công ty Nhuệ Giang.

Tuy nhiên, sau đó dự án không triển khai và “án binh bất động” trong nhiều năm.

Đến tháng 12/2017, Công ty Nhuệ Giang công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Theo công bố mới, các cổ đông sáng lập đều sở hữu 0% tỷ lệ sở hữu. Người đại diện mới kiêm Chủ tịch HĐQT của Công ty Nhuệ Giang là ông Phạm Ngọc Quân (SN 1988).

Đến đầu năm 2018, UBND TP.Hà Nội có văn bản số 274, Quyết định chủ trương đầu tư cho Công ty Nhuệ Giang đầu tư dự án tổ hợp thương mại, văn phòng và nhà ở để bán tại số 119 đường K2 (hay số 27 đường Đông Lạnh).

Sau khi ông Quân lên làm Chủ tịch HĐQT của Công ty Nhuệ Giang, công ty này bắt đầu có những chuyển biến trong việc thực hiện dự án trên lô đất số 27 đường Đông Lạnh.

Hiện nay, doanh nghiệp của vị nữ chủ tịch trên thừa nhận đã mua lại cổ phần của Nhuệ Giang từ các cổ đông sáng lập.

Hợp tác với Handico 7

Một đối tác khác phải kể đến là CTCP Đầu tư xây dựng Phát triển nhà số 7 Hà Nội (Handico 7). Cụ thể, doanh nghiệp của vị nữ chủ tịch trên liên doanh với Handico 7 thành lập CTCP Đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Vĩnh Hưng thực hiện dự án tuyến đường Minh Khai-Vĩnh Tuy-Yên Duyên dài 1,65 km để đổi lấy 60ha đất đối ứng ở 3 khu vực “đất vàng” của quận Hoàng Mai theo dự án BT, gồm: Khu đất thứ nhất là KĐT Ao Mơ có tổng diện tích là 22,9ha nằm trên trục đường nối Minh Khai-Vĩnh Tuy-Yên Duyên; Thứ hai là các khu đất thuộc dự án xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khu di dân tổ 24, 25 với diện tích khoảng 26 ha; Khu đất thứ ba thuộc dự án Khu sinh thái Vĩnh Hưng và KĐT Vĩnh Hưng với tổng diện tích khoảng 20ha.

Dù vậy, tính đến tháng 10/2017, doanh nghiệp của vị nữ chủ tịch trên đã nắm chi phối 67,27% vốn Vĩnh Hưng, trong khi Handico 7 chỉ sở hữu có 2%. Do đó, có thể hiểu về mặt bản chất các dự án kể trên hoàn toàn thuộc sở hữu nhóm nhóm này.

Hay như tại "Dự án đầu tư xây dựng công trình thương mại dịch vụ, văn phòng và nhà ở tại ô đất B4, khu đô thị mới Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội”.

Đây là khu đất được UBND TP.Hà Nội chấp thuận cho Handico 7 khai thác, để tạo nguồn thu hỗ trợ thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nguyễn Công Trứ (Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Thế nhưng, Handico 7 đã tìm cách “chạy” khỏi dự án khi tính chuyện hợp tác liên danh và uỷ quyền cho CTCP phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm để đầu tư dự án. Sau đó, Công ty Bắc Từ Liêm “vẽ” dự án theo một quy hoạch mới. Theo đó, công ty này nhanh chóng làm đề xuất chuyển đổi 10.747 m2 đất văn phòng, dịch vụ, thương mại và nhà ở chung cư… đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt tại ô đất B4 trong khu đô thị Nam Trung Yên thành “Nhà phố thương mại thấp tầng” và hiện nay có tên thương mại là Khu nhà thấp tầng Belleville Hà Nội.

Khu nhà thấp tầng Belleville Hà Nội

Ngoài ra, tập đoàn của vị nữ chủ tịch trên còn liên doanh cùng Handico 7 thực hiện dự án The Emerald (thông qua thành viên CTCP Bất động sản Mỹ Đình).

Đất vàng 17 Phạm Hùng của Interserco

Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế (Interserco) tiền thân là Trạm tiếp nhận lao động đi nước ngoài được UBND TP.Hà Nội thành lập từ năm 1980.

Doanh nghiệp này được UBND TP.Hà Nội giao quản lý và sử dụng gần 10ha “đất vàng” số 17 Phạm Hùng. Tuy nhiên, trong những năm qua, Interserco đã dùng tài sản trên đất cũng như đất vàng 17 Phạm Hùng, để liên danh góp vốn làm dự án trong đó có đối tác là doanh nghiệp của vị nữ chủ tịch trên.

Cụ thể, năm 2011, Interserco ký hợp đồng nguyên tắc hợp tác liên doanh số 09/2011/HĐLD/AZ-INTERSERCO với Công ty cổ phần bất động sản AZ và bà Phạm Thị Hạnh.

Cụ thể, theo hợp đồng số 09/2011, các bên thống nhất cùng nhau thành lập một công ty để tiến hành các thủ tục xin phép đầu tư, xây dựng và quản lý công trình xây dựng chung cư hỗn hợp cao cấp kết hợp văn phòng thương mại (tên thương mại City of Dream) trên khu đất rộng khoảng 38.000m2 tại số 17 Phạm Hùng.

Đến năm 2016, Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Vimediland ra đời với số vốn điều lệ 290 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông của Vimediland gồm: Interserco nắm 26%, Công ty cổ phần bất động sản AZ nắm 44% và bà Tạ Thị Thùy Trang nắm 30%.

Lúc này, dư luận hoài nghi việc gần 38.000m2 đất vàng nhà nước tại số 17 Phạm Hùng đã về tay Tập đoàn của nữ chủ tịch ngành dược thông qua việc liên doanh hợp tác mà không phải đấu giá.

M&A dự án UDIC

Ngoài ra, trong giai đoạn 2018-2019, tập đoàn của vị nữ chủ tịch trên còn nhận chuyển nhượng lô đất TM01 có diện tích 19.704m2 và 2 lô đất CT05, CT06 có diện tích 59.629m2 tại dự án Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) từ Công ty TNHH Phát triển KĐT Nam Thăng Long - liên doanh giữa Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia).

Giữa năm 2019, CTCP Bất động sản Thanh Trì – một doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái nhóm của tập đoàn do vị nữ chủ tịch mới bị khởi tố điều hành, đã nhận chuyển nhượng từ UDIC 161 căn biệt thự ở 2 lô đất BT02 và BT06 với tổng diện tích đất 40.662,6m2, và 81 căn biệt thự tại lô BT05 với diện tích đất gần 14.000m2.

Cũng vào giữa năm 2019, cùng thời điểm Vimefulland – thành viên của tập đoàn do nữ chủ tịch nắm quyền, cấp tập nhận chuyển nhượng các lô đất thành phần trong đại dự án Ciputra, thì UDIC đồng thời ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng dự án Cụm công nghiệp CN3 thuộc cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn (Hà Nội) có diện tích 78,95ha cho tập đoàn này.

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến CTCP Đầu tư Bê tông và Thịnh Liệt (ThinhLiet CI) – chủ lô đất 43.812,1 m2 tại ngõ 685 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. Tính đến tháng 7/2020, cơ cấu cổ đông công ty gồm: UDIC (39,29%); bà Tạ Thị Vân (34,47%); ông Ngô Văn Tuấn (21,55%) và các cổ đông khác nắm ; 0,18 triệu cổ phần, tương đương 4,69% vốn điều lệ.

Theo tìm hiểu, bà Tạ Thị Vân còn là Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Thinhliet CI. Bà Vân là một trong những thuộc cấp của vị nữ chủ tịch vừa bị khởi tố. 

Bên cạnh lô đất tại quận Hoàng Mai kể trên, ThinhLiet CI còn được biết đến là bên góp vốn hợp tác đầu tư cùng với các đối tác thành lập pháp nhân mới là CTCP Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Vinawaco để thực hiện Dự án Khu chức năng đô thị Thịnh Liệt.

PV

Tin nổi bật