Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những đứa trẻ bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề Tết này ra sao?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - "Cháu sống thoải mái và được các mẹ cho ăn thịt cá nhiều hơn. Năm nay đón tết chúng cháu có nhiều bạn và mẹ hơn...". Đó là những lời nói rất thật của các bé khuy

(ĐSPL) - "Cháu sống thoải mái và được các mẹ cho ăn thịt cá nhiều hơn. Năm nay đón tết chúng cháu có nhiều bạn và mẹ hơn...". Đó là những lời nói rất thật của các bé khuyết tật ở chùa Bồ Đề từ khi "được" chuyển lên Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật ở Ba Vì, Hà Nội.

Tình thương không biên giới

Trong tiết trời se lạnh, khắp mọi miền đất nước người dân đang háo hức chuẩn bị đón tiếp một cái Tết cổ truyền ấm cúng, chúng tôi, những người đã theo sát các trẻ em từng ở chùa Bồ Đề, Hà Nội (những đứa trẻ bỗng dưng được "nổi tiếng" bất đắc dĩ từng xôn xao dư luận), về "Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ khuyết tật" ở Ba Vì, Hà Nội thăm lại các bé. Nơi đây là ngôi nhà thứ hai mà các em dừng chân kể từ khi có nhiều thông tin ồn ào về ngôi chùa đã cưu mang các em.

Nằm sâu trong huyện Ba Vì, Trung tâm nhìn từ ngoài vào là một khu nhà được xây dựng khang trang, có đầy đủ văn phòng làm việc, hội trường để các trẻ vui chơi trong những ngày lễ tết.

Theo tìm hiểu của PV, mỗi gian nhà được tách riêng ra theo từng lứa tuổi và từng hoàn cảnh khác nhau để tiện chăm nuôi. Đến với nơi này, từ đầu cổng vào chúng tôi đã cảm nhận được một hơi ấm tình người dành cho nhau.

Từ khi chuyển về đây, tất cả các em được chuyển tới một khu nhà trẻ riêng biệt (khu nhà trẻ số 7) và trung tâm đã cử các cô có kinh nghiệm lâu năm thay nhau để nuôi dưỡng. Thời điểm chúng tôi có mặt là lúc các em đang chuẩn bị ăn cơm chiều. Thoáng nhìn qua, chúng tôi đều nhận thấy các em đều rất tươi tỉnh, gần chục em có thể tự ngồi xúc cơm ăn rất ngon lành. Một số em chưa tới bữa ăn còn ra chạy nhảy tung tăng ngoài sân làm cho chúng tôi có cảm giác cũng muốn nô đùa với các em.

Bữa cơm chiều đầy ấm cúng của các em.

Trước khi được chuyển về đây, mỗi em có một hoàn cảnh khác nhau, trong số đó đa số có tuổi thơ đầy "dữ dội". Trong số các bé được chuyển về đây, bé Trâm Anh là người mà chúng tôi nhớ rõ hơn cả. Cách đây hơn một năm, chúng tôi được chứng kiến nhà chùa đưa em về nuôi khi mới lọt lòng đã bị người thân bỏ rơi.

Khác với những đứa trẻ bị bỏ rơi, Trâm Anh có một hoàn cảnh khá đặc biệt, đó chính là đôi mắt của em không thể nhìn thấy ánh sáng. Suốt gần hai năm sống trong bóng tối đến nay em vừa được một nhà hảo tâm cho đi phẫu thuật để có thể nhìn được. Nhìn vào ánh mắt thơ ngây ngày nào đến nay dần nhìn được, chúng tôi không khỏi vui mừng, thầm cảm ơn những nhà hảo tâm đã cứu được đôi mắt của em.

Theo cô Lê Thị Trạo (48 tuổi) - người trực tiếp chăm sóc 22 cháu nhỏ, ngày đầu mới chuyển đến cho biết, do chưa quen với môi trường mới nên một số cháu còn quậy phá đòi ra ngoài nhưng rồi cũng thành quen.

Trao đổi với cô Trương Thị Hiền, Tổ trưởng nhà trẻ số 7, nơi các em đang sinh sống cho biết: "Từ khi 22 em được chuyển đến đây thì trong những ngày đầu, các em còn thẹn thùng và không dám nói chuyện. Nhưng từ khi được các cô chăm sóc và động viên về tinh thần thì hầu như đã dần ổn định.

Chúng tôi tuy không phải là người sinh thành nhưng từ khi được nhận chăm nuôi, chúng tôi xem các em như con cái của mình. Không những ban ngày ở đây chăm sóc mà một tháng đầu chúng tôi đã ngủ chung, tâm sự rất nhiều với những em có biểu hiện nhớ nơi ở cũ và đòi về các mẹ dưới chùa...".

Háo hức đón một cái Tết đặc biệt trong "ngôi nhà hạnh phúc"

Kể từ khi được chuyển về đây tính ra cũng hơn 4 tháng nhưng cuộc sống vẫn còn nhiều điều lạ lẫm so với nơi ở cũ của các bé. Ở đây, các em được ăn mặn theo đúng nghĩa. Không những thế với nơi ở mới này các em được tham dự nhiều ngày lễ hơn, đặc biệt là được giao lưu với các bạn ở bên ngoài...

Ông Đào Chí Lăng, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, hiện tại qua việc thăm khám hàng tuần thì có 3 đến 4 cháu có khả năng nhận biết tốt, Trung tâm đang liên hệ với trường mầm non xã Thụy An để cho các bé theo học. Và 5 cháu cũng đang được theo dõi thường xuyên để đi phục hồi chức năng sớm nhất...

Tại nơi ở mới, các em không chỉ được học tiếng Việt mà còn được tình nguyện viên nước ngoài dạy tiếng Anh.

Nói đến công tác chuẩn bị cho trẻ nơi đây đón Tết Nguyên đán sắp tới ông Lăng cũng cho biết: Khoảng thời gian này các em được vui chơi nhiều hơn để chuẩn bị đón tết đầu tiên tại nơi ở mới, trong thời gian này Trung tâm đang triển khai nhiều chương trình cho việc đón tết một cách vui vẻ, ấm cúng và có tình thương yêu nhiều hơn từ cộng đồng xã hội và những nhà hảo tâm. Đối với các em ở chùa Bồ Đề chuyển đến, Trung tâm cũng đang tuyển một số em cho vào đội văn nghệ để các em được hòa nhập vào môi trường sinh hoạt chung.

Buổi học múa của các em chuẩn bị đón Tết.

Ngoài 22 cháu bé được chuyển đến đây thì trong đợt vừa rồi, Trung tâm còn nhận nuôi dưỡng thêm 5 cụ già. Tiếp xúc với các cụ, chúng tôi nhận thấy hầu như ai cũng phấn khởi, sức khỏe ổn định hơn. Được sống ở môi trường mới, trong những ngày sắp tết này, các cụ cũng đang có nhiều buổi giao lưu, làm thơ với Hội Người cao tuổi trong Trung tâm để phục vụ cho việc đón tết...

Muốn nhận con nuôi phải đúng thủ tục quy định của pháp luật

Ông Nguyễn Đắc Nguyên - Chủ tịch UBND xã Thụy An cũng cho biết: Tất cả các cháu bé ở chùa Bồ Đề, cũng như các cháu mồ côi, tàn tật ở nơi khác từ trước đến nay khi về Trung tâm đều được tiếp nhận theo đúng quy trình.

Theo đó, thông tin về các cháu sẽ được đăng trên báo, trong vòng 30 ngày nếu không có người thân đến nhận thì chúng tôi sẽ tiến hành làm giấy khai sinh cho các cháu. Những trường hợp muốn nhận các cháu làm con nuôi, đều phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định của pháp luật. Trường hợp có cháu không may bị tử vong, chúng tôi đều làm giấy báo tử, tổ chức tang lễ và chôn cất các cháu theo đúng quy định.

Với những đứa bé không còn cha mẹ hay người thân, Trung tâm bảo trợ được coi là người giám hộ. Giám đốc Trung tâm sẽ xem xét có đồng ý cho các gia đình nhận con nuôi hay không, nếu đồng ý, Trung tâm sẽ cấp hồ sơ của trẻ cho gia đình nhận nuôi.

Sau đó, gia đình mang hồ sơ của người nhận con nuôi và hồ sơ của đứa trẻ ra phường đăng ký. "Nhưng trước hết, Trung tâm bảo trợ phải ra thông báo tìm nhân thân, nếu hết thời hạn mà không có người nào đến nhận, Sở Tư pháp sẽ thông báo về việc cho phép nhận con nuôi. Các gia đình trong nước được ưu tiên nhận con nuôi, sau đó mới đến gia đình nước ngoài", ông Nguyên nói.

Tin nổi bật