Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những dấu hiệu nhận biết người có EQ thấp nơi công sở

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Chỉ số cảm xúc (EQ) rất cần thiết trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nhiều chuyên gia tin rằng EQ có thể quan trọng hơn IQ (chỉ số thông minh) trong việc quyết định sự thành công của con người.

Việc sở hữu EQ thấp không chỉ tác động tiêu cực đến các mối quan hệ cá nhân mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Dưới đây là các dấu hiệu dễ nhận thấy của người có chỉ số EQ thấp tại nơi làm việc.

Dễ dàng nghỉ việc

Công việc quá khó khăn-nghỉ việc, không được thăng chức-nghỉ việc, không nhận được mức lương xứng đáng-nghỉ việc, môi trường làm việc không thoải-nghỉ việc. Một người luôn than phiền về mọi thứ và không biết nỗ lực để vượt qua khó khăn, không có tinh thần cống hiến khi làm việc thì sẽ không bao giờ có cơ hội thăng tiến, thậm chí còn có nguy cơ bị sa thải.‏

Tâng bốc lãnh đạo quá mức‏

‏Lấy lòng sếp cũng là việc nên làm, bởi ai cũng thích được người khác khen ngợi mình nhưng phải biết tiết chế và có chừng mực. Nếu nịnh hót thái quá sẽ gây phản cảm cho đồng nghiệp và đôi khi cũng có thể làm lãnh đạo cảm thấy khó chịu.

Làm việc cật lực nhưng không có mục tiêu‏

‏Một số người vô cùng thật thà, suốt ngày chỉ biết làm việc theo mệnh lệnh của cấp trên, nhất nhất nghe theo lời lãnh đạo. Khi gặp sự cố, khó khăn họ không có chính kiến riêng, vì thế công việc chỉ lặp đi lặp lại mà không hề có cơ hội thăng tiến. Tuy lời lãnh đạo đa phần đều có lý nhưng làm việc gì cũng nên có chính kiến của riêng mình, như vậy mới có thể đứng vững trong môi trường nhiều cạnh tranh.

Không biết nhìn xa trông rộng‏

‏Trường hợp này thường xảy ra với những người mới vào công sở, họ thường là những chân sai vặt cho đồng nghiệp của mình. Vì cảm thấy học vấn và năng lực của mình không có chỗ để phát huy nên họ quyết định nghỉ việc. Trên thực tế 90% nhân viên mới đều bắt đầu từ những công việc lặt vặt, phải từ từ tích lũy kinh nghiệm thì mới được có được kinh nghiệm và lòng tin từ lãnh đạo, như vậy mới có thể bước lên những bậc cao hơn.

Ngại giao tiếp

Người có EQ thấp thường khép kín, tự cho mình là trung tâm, coi trọng cảm xúc cá nhân thay vì đề cao tính cộng đồng.

Tuy nhiên chủ động né tránh giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng là biểu hiện của sự thiếu tự tin, kém cỏi và không tôn trọng người khác. Chưa kể, việc không thể duy trì mối quan hệ chặt chẽ với đồng nghiệp và cấp trên sẽ khiến họ không được sự tín nhiệm hay cơ hội đảm nhận những trọng trách lớn lao hơn.

Khó làm việc nhóm

Với tính cách ngang bướng, luôn coi mình là nhất, những người có EQ thấp thường không được lòng mọi người và gặp khó khăn khi làm việc nhóm.

Nhưng không thể đặt cảm xúc cá nhân hay tính hiếu thắng của bản thân vào công việc, trong mọi trường hợp người lao động cần hạ thấp cái tôi để đạt mục tiêu chung. Điều này không chỉ giúp bạn được lòng mọi người mà còn dễ dàng thăng tiến trong công việc.

Thẳng tính quá mức

Người có EQ thấp thường không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Họ được nhận xét là người thẳng tính, nghĩ gì nói nấy dù không có ẩn ý thâm sâu.

Với nhiều người, thẳng tính có thể là đức tính tốt, nhưng trong giao tiếp và công việc chúng dễ gây cản trở sự phát triển của bản thân. Vậy nên, nếu muốn tồn tại lâu dài trong công ty, có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, kiểu người này cần chú trọng đến lời ăn tiếng nói, tránh làm người khác phật lòng.

Luôn đổ lỗi

Thay vì tự chịu trách nhiệm, tìm phương án giải quyết khi bản thân gặp sai phạm, người có EQ thấp sẽ lập tức tìm ai đó hoặc điều gì đó để đổ lỗi. Họ cho rằng mọi hành vi của bản thân đều do ngoại cảnh tác động.

Nhưng trong một tập thể, việc luôn đổ lỗi dễ khiến bạn mất sự tín nhiệm của mọi người và bị tẩy chay.

Không chịu học hỏi

Người thông minh luôn biết cách bày tỏ quan điểm cá nhân nhưng trên tinh thần xây dựng, học hỏi và tiếp thu cái mới, khiến người đối diện thấy dễ chịu. Nhưng những người có EQ thấp thường cãi đến cùng, phủ nhận hoàn toàn ý kiến của người khác.

Tự tin là đức tính tốt, nhưng tự tin và lạc quan mù quáng chỉ ngăn cản bản thân tiến bộ. Thay vì bảo thủ, người lao động cần phải giữ thái độ cầu thị, luôn cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước. Còn không, sớm muộn họ cũng bị đào thải khỏi nơi làm việc.

Thùy Dung (t/h)

Tin nổi bật