Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những dấu ấn kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2014

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Kinh tế Việt Nam năm 2014 được ghi nhận như một năm bản lề chuyển sáng rõ rệt và tích cực hơn trong suốt bốn năm qua.

(ĐSPL) - Kinh tế Việt Nam năm 2014 được ghi nhận như một năm bản lề chuyển sáng rõ rệt và tích cực hơn trong suốt bốn năm qua. Kết thúc một năm nhiều màu sắc của nền kinh tế - xã hội, báo Đời sống và Pháp luật xin điểm qua 4 dấu ấn về những thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam trong năm 2014.

1. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định, có sự cải thiện đồng đều

Năm 2014, tất cả các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam đều tăng khá, với mức tăng GDP cả năm đạt 5,6 - 5,8\%. Ngành nông nghiệp được hỗ trợ tốt bởi thời tiết khá thuận lợi, ít dịch bệnh, năng suất và sản lượng cây trồng đều tăng, dù diện tích canh tác giảm nhẹ. Có sự cải thiện khá tốt về giá và sản lượng đàn trâu, bò, lợn và gia cầm, thủy sản đánh bắt và nuôi trồng cả nước.

Tính chung 11 tháng so cùng kỳ năm 2013, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,5\% (so với mức tăng 5,6\% của cùng kỳ năm trước) và tăng liên tục, ổn định qua các quý (Quý I tăng 5,3\%, quý II tăng 6,9\%, quý III tăng 7,8\%). Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/11/2014 đã trở về bình thường, giảm 0,3\% so với tháng trước và chỉ tăng 10,2\% so với cùng thời điểm năm 2013. Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 10 tháng qua là 75,1\%.

Du lịch vẫn là điểm sáng của Việt Nam, với ước tính trong 11 tháng đã đón 7.217 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 5,4\% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) cũng được cải thiện nhờ kinh tế khá thuận lợi và tích cực chống chuyển giá, giảm thất thu thuế, theo đó, tính đến 15/11/2014 tổng thu NSNN đạt 759,7 nghìn tỉ đồng, bằng 97,1\% dự toán năm. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/11/2014 thu hút 1.427 dự án được cấp phép mới; tổng vốn đăng ký 13.410,7 triệu USD, tăng 21,4\% về số dự án và giảm 2,7\% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013.

2. Thị trường tài chính êm ả, Bất động sản ấm dần

So với nhiều năm trước, năm 2014 là một năm yên tĩnh và khá thành công cho ngành tài chính-ngân hàng. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được coi là điểm đến của dòng vốn ngoại. Lãi suất huy động ngân hàng liên tục giảm và tổng vốn huy động, cho vay tín dụng vẫn tăng theo kế hoạch đề ra, trong đó có cho vay các lĩnh vực ưu tiên. Nợ xấu và các ngân hàng, tổ chức tài chính yếu kém được kiểm soát, từng bước xử lý linh hoạt, bảo đảm ổn định hệ thống, từng bước tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ chung.

Năm 2014 có sự phục hồi của thị trường BĐS phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở bình dân, với mức giao dịch thành công được thực hiện qua sàn giao dịch ở Hà Nội trong vòng 11 tháng tăng gấp đôi, còn ở TP.HCM tăng trên 1/3 năm 2013. Mức “chuyển sáng” trên TTBĐS cũng là hội tụ kết quả của sự nhận diện và tháo gỡ đúng đắn, kịp thời những khó khăn, bất cập trong đầu tư và cơ cấu BĐS... Hướng mở triển vọng cho TTBĐS là phân khúc nhà ở xã hội có diện tích và giá cả vừa phải, chất lượng bảo đảm; nhà và mặt bằng kinh doanh được tiêu thụ theo phương thức cho thuê, “thuê-mua” và “mua-cho thuê”; các căn hộ chung cư trung-cao cấp được quản lý bởi các công ty ủy thác, khai thác chuyên nghiệp có trách nhiệm cao, giá hợp lý.

3. Lạm phát thấp và môi trường đầu tư được cải thiện

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI tháng 11 giảm 0,27\% so với tháng 10, tăng 2,6\% so cùng kỳ và tăng 2,08\% so với tháng 12 năm 2013; mức CPI bình quân 11 tháng - tức mức lạm phát - là 4,3\%. CPI thấp góp phần cải thiện mức sống thực tế của người dân (trong tháng 11/2014, so với cùng kỳ năm 2013, số hộ thiếu đói giảm 77,5\%; số nhân khẩu thiếu đói giảm 77,1\%); củng cố sức mua đồng nội tệ, khả năng thanh khoản, giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay tín dụng ngân hàng; nâng cao uy tín quốc gia; củng cố niềm tin tiêu dùng và lòng tin thị trường; tăng hấp dẫn đầu tư vào Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam phát hành thành công một tỉ USD trái phiếu quốc tế mới, với lãi suất thấp, tiết kiệm tới hàng nghìn tỉ đồng trả lãi vay nợ cũ.

CPI thấp và những nhân tố trên còn trực tiếp và gián tiếp góp phần cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam. Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) vừa khảo sát vào tháng 9-2014 và công bố BCI - Chỉ số niềm tin kinh doanh (Business Confident Index) - quý IV tăng lên 74 điểm so với mức từ 66 điểm quý trước và ngang bằng những quý đầu năm 2011. Tổ chức tín nhiệm quốc tế Moody’s mới đây đã nâng Chỉ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từ B2 lên B1 ở mức độ ổn định, hàng loạt ngân hàng thương mại của Việt Nam cũng đã được tổ chức này nâng Hệ số tín nhiệm lên mức triển vọng và “tích cực”. Nhiều nhà đầu tư nổi tiếng thế giới, với quan điểm đầu tư rất thận trọng, cũng đã nhận định lạc quan về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam, với mức tăng 22\% trong năm 2013 và tăng thêm 15\% đến đầu tháng 5, với lợi nhuận khá hấp dẫn và coi Việt Nam vẫn là điểm đến của dòng vốn ngoại.

4. Xã hội bền vững

Theo con số được dẫn từ Tổng cục Thống kê, dân số trung bình năm 2014 của cả nước ước tính 90,73 triệu người, tăng 1,08\% so với năm 2013, bao gồm dân số thành thị 30,04 triệu người, chiếm 33,1\%; dân số nông thôn 60,69 triệu người, chiếm 66,9\%; dân số nam 44,76 triệu người, chiếm 49,33\%; dân số nữ 45,97 triệu người chiếm 50,67\%. Đời sống dân cư cả nước năm nay nhìn chung ổn định...

Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Theo báo cáo sơ bộ, tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong năm 2014 là 4.304 tỉ đồng. Trong lĩnh vực giáo dục, tại thời điểm cuối năm học 2013 - 2014, cả nước có 13.867 trường mầm non; 15.337 trường tiểu học; 10.882 trường trung học cơ sở và phổ thông cơ sở; 2.758 trường trung học phổ thông; 242 trường phổ thông dân tộc nội trú; 687 trường phổ thông dân tộc bán trú và 715 trung tâm giáo dục thường xuyên (73 trung tâm cấp tỉnh và 642 trung tâm cấp huyện). Năm học 2013 - 2014, cả nước có thêm 658 trường mầm non; 449 trường tiểu học; 416 trường trung học cơ sở và 98 trường trung học phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Ngoài ra, theo kết quả Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm 2014, số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non tham gia chương trình giáo dục mầm non đạt tỷ lệ 71,3\%, trong đó số trẻ em 5 tuổi đi học đạt 96,8\%; số trẻ em nhập học lớp 1 theo học đến lớp 5 đạt 98,6\%; tỷ lệ đi học đúng tuổi của cấp tiểu học là 96,2\%; cấp trung học cơ sở là 90,4\% và cấp trung học phổ thông là 70,7\%. Tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp tiểu học tiếp tục học cấp trung học cơ sở đạt 98,6\%; tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông giảm xuống còn 89,5\%.

Tin nổi bật