Tại Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành được Bộ GD&ĐT ban hành, bên cạnh các chứng chỉ TOEFL ITP 450, TOEFL iBT 45, IELTS 4.0 thì các chứng chỉ như B1 Preliminary/B1 Business Preliminary/B1 Linguaskill; TOEIC; Aptis ESOL B1; PEARSON PEIC B1; chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam bậc 3 (VSTEP B1) thí sinh sẽ được quy đổi sang điểm 10 môn tiếng Anh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.
Chứng chỉ ngoại ngữ phải có giá trị sử dụng đến ngày làm thủ tục thi
Để bảo đảm quyền lợi, học sinh căn cứ danh mục này, đối chiếu với những chứng chỉ mình đã có để bổ sung, hoàn thiện. Những chứng chỉ này chỉ được dùng để xét miễn thi bài thi ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (được tính điểm 10).
Nếu đăng ký xét tuyển đại học bằng tổ hợp có bài thi Ngoại ngữ, thí sinh phải dự thi môn ngoại ngữ để lấy điểm xét tuyển.
Thí sinh là học viên giáo dục thường xuyên không bắt buộc phải thi Ngoại ngữ để xét tốt nghiệp THPT. Nhưng thí sinh có thể đăng ký dự thi môn Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng, nếu có nhu cầu.
VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency) là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, được ban hành năm 2015, tương đương với trình độ A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo khung tham chiếu châu Âu (CEFR). Chứng chỉ này thay thế hoàn toàn cho chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C trước đó.
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam được quy định tại thông tư của Bộ GD&ĐT vào năm 2014. 6 bậc gồm: Bậc 1 tương đương với chứng chỉ A1-CEFR, bậc 2 tương đương với chứng chỉ A2-CEFR, bậc 3 tương đương với chứng chỉ B1-CEFR, bậc 4 tương đương với B2- CEFR, bậc 5 tương đương với C1-CEFR và bậc 6 tương đương với C2-CEFR.
Bộ GD&ĐT quy định giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học và THCS phải có chứng chỉ VSTEP bậc 4 (tương đương B2-CEFR) và giáo viên tiếng Anh THPT phải có chứng chỉ VSTEP bậc 5 (tương đương C1-CEFR).
VSTEP cũng là một trong những chứng chỉ được sử dụng để xét tốt nghiệp ở bậc ĐH, xét tuyển đầu vào và xét tốt nghiệp cao học tại nhiều trường ĐH.
Nếu như chứng chỉ IELTS có giá trị trong vòng 2 năm thì chứng chỉ VSTEP B1 không ghi thời hạn có giá trị sử dụng.
Theo số liệu từ Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, tính đến tháng 7/2023, có 30 cơ sở giáo dục ĐH trên toàn quốc được bộ cho phép tổ chức thi chứng chỉ VSTEP.
Cấu trúc đề thi chứng chỉ VSTEP
Đề thi VSTEP .3-5 (tiếng Anh B1, B2, C1) được chấm trên thang điểm 10 theo từng kỹ năng, làm tròn đến 0,5. Điểm làm tròn của 4 kĩ năng làm tròn đến 0.5 được dùng để quy ra 03 bậc tương ứng B1, B2, C1.
- Dưới 4.0 sẽ không xét bậc trình độ nên không được cấp chứng chỉ kể cả A2.
- Từ 4.0-5.5/10 đạt chứng chỉ B1
- Từ 6.0-8.0/10 đạt chứng chỉ B2
- Từ 8.5 - 10/10 đạt chứng chỉ C1.
Bài thi VSTEP .2 đánh giá 1 trình độ tiếng Anh A2. Điểm tính trên thang điểm 100 quy về 10. Mỗi kỹ năng chiếm 25% tổng số điểm. Thí sinh đạt trình độ tiếng Anh A2 nếu đạt 6.5/10.
Bằng B1 chứng chỉ VSTEP không ghi thời hạn mà hạn sử dụng sẽ tùy thuộc vào đơn vị yêu cầu chứng chỉ VSTEP. Như vậy, bằng B1 chứng chỉ Vstep có giá trị sử dụng vĩnh viễn nếu không có yêu cầu. Tuy nhiên, bằng B1 chứng chỉ VSTEP dùng cho thạc sỹ chỉ có giá trị 2 năm tính đến ngày bảo vệ theo thông tư đào tạo thạc sỹ.
Bạn có thể thi VSTEP bao nhiêu lần tùy ý vì kỳ thi không giới hạn số lần thi nhưng thi nhiều lần tốn kém nên bạn hãy ôn tập hiệu quả trước khi quyết định tham gia thi.
30 trường tổ chức thi VSTEP