Mỗi khi giao mùa, thời tiết thay đổi, làm cho cơ thể con người nếu thích nghi không kịp sẽ có những phản ứng ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là trẻ em. Hiểu biết về một số bệnh đường hô hấp và cách phòng tránh giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Phân biệt viêm hô hấp trên và dưới dựa vào cấu trúc cơ thể
Chúng ta phải phân biệt viêm hô hấp trên và dưới bởi vì hai căn bệnh này có cách điều trị khác nhau.
Bệnh viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm của các cơ quan, bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Hệ thống hô hấp trên có chức năng chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Bệnh viêm đường hô hấp trên thường xuất hiện theo mùa, nhất là mùa đông. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em.
Ảnh minh họa |
Một số bệnh viêm hô hấp dưới phổ biến là viêm khí quản và viêm phổi. Với bệnh viêm hô hấp dưới thì phải cần dùng thuốc kháng sinh để chữa trị dứt điểm vì có nguy cơ biến chứng rất cao và có thể gây tử vong cho trẻ.
Mức độ nguy hiểm của viêm hô hấp dưới không thể xem thường, cần phải được sự hướng dẫn và chữa trị của bác sĩ. Cha mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vì nếu không dùng đúng loại có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên
Nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên phần lớn là do các virus, liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn và một số loại nấm...
Nhóm virus trên gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng. Chúng sẽ nằm ở đó, xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào bên cạnh.
Cơ thể sẽ kháng cự lại với các kháng thể IgA sẵn có và đội quân bạch cầu bảo vệ.
Thông thường sẽ có một vài tế bào niêm mạc hô hấp bị tổn thương và bị virus phá huỷ nhưng sau khoảng 2 tuần lớp tế bào mới lại mọc lên và đẩy lùi virus. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể tiêu diệt không hiệu quả, virus từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản và xâm nhập xuống tận đường hô hấp dưới và vào máu gây nhiều bệnh biến thể khác.
Ngoài ra, viêm đường hô hấp có thể do nhiều căn nguyên khác nhau: có thể do dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hoặc hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người khác nhả ra).
Một số bệnh viêm đường hô hấp
Viêm mũi dị ứng: Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa trẻ em dễ bị viêm mũi dị ứng, đặc biệt những trẻ có cơ địa mẫn cảm.
Triệu chứng: Bé ngứa mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi (nước mũi trong hoặc có đờm), có bé bị nghẹt mũi. Nặng hơn, bé bị khó thở, ù tai.
Biến chứng: Viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé.
Cảm/cúm: Cảm do vi rút gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Cúm là bệnh về đường hô hấp do vi rút. Bệnh lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh.Trẻ nhỏ rất dễ bị lây bệnh này khi thay đổi thời tiết, nóng chuyển sang lạnh.
Triệu chứng: Khi bé bị cảm thường bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Bệnh cúm thường có triệu chứng sốt, đau các cơ, ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi. Nếu kèm theo sốt cao thì phải đưa đi khám ngay vì dễ bị biến chứng gây nguy hiểm đường hô hấp.
Viêm phế quản: Sự thay đổi thời tiết đột ngột lúc giao mùa cũng dễ khiến trẻ bị viêm phế quản. Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều, do dị ứng với phấn hoa, hít phải các chất kích thích như khói thuốc, sợi bông hoặc len...
Triệu chứng: Biểu hiện của bệnh là trẻ gặp khó khăn khi thở, hơi thở nặng nhọc, giọng khò khè, ho nhiều và xuất hiện đờm. Khi thấy đờm của trẻ có màu vàng trắng tức là trẻ đã bị nhiễm trùng thứ cấp. Lúc này, người lớn không nên khiến trẻ cáu kỉnh vì khi đó trẻ sẽ hét to, việc hô hấp sẽ gặp khó khăn.
Thực ra, viêm đường hô hấp trên không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm, nhưng đó là với đối tượng người lớn, người trưởng thành, còn như các đối tượng khác như người già và trẻ em do đề kháng yếu, không thể phản ứng lại với căn bệnh này nên sẽ là một triệu chứng nghiêm trọng. Do bệnh do virus gây ra, nên rất khó cho trẻ em cũng như người già trong quá trình điều trị do cơ thể phản ứng nhanh với các loại virus, gây ra nhiều biến chứng.
Với bệnh viêm hô hấp dưới thì phải cần dùng thuốc kháng sinh để chữa trị dứt điểm vì có nguy cơ biến chứng rất cao và có thể gây tử vong cho trẻ. Mức độ nguy hiểm của viêm hô hấp dưới không thể xem thường, cần phải được sự hướng dẫn và chữa trị của bác sĩ. Cha mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vì nếu không dùng đúng loại có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc.
Điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên
Cho đến nay, bệnh viêm đường hô hấp trên đã có nhiều phương pháp điều trị. Nhưng vì chủ yếu là do virus gây ra nên tất cả những phương pháp đó đều là những phương pháp điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên.
Trong quá trình điều trị, ngoài vấn đề kiêng khem rồi thực hiện những điều tốt cho người bị bệnh, đặc biệt là trẻ em mau khỏi bệnh thì còn phải lưu ý đến vấn đề uống thuốc để quá trình chữa bệnh diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. Vậy nên, khi điều trị bênh viêm đường hô hấp trên cần uống thuốc sau:
Uống các thuốc giúp hạ sốt, giảm đau.
Các thuốc giúp tiêu đờm, hạn chế việc sổ mũi làm viêm thêm các cơ quan hô hấp.
Cần cân nhắc uống kháng sinh do cơ thể trẻ còn yếu, ngoài ra nếu muốn sử dụng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người tham gia điều trị.
Các cha mẹ hoặc người thân cũng cần lưu ý đến quá trình ăn uống để tăng hiệu quả khỏi bệnh của trẻ.
Cần chú ý đến các thực phẩm giúp cơ quan hô hấp khỏe mạnh, tránh ăn các đồ gây kích ứng cho trẻ.
Cha mẹ cũng có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung giúp hệ miễn dịch cho trẻ.
Xử lý khi trẻ bị viêm đường hô hấp
Ảnh minh họa |
Khi nhiệt độ vượt quá 37,5 độ C cần làm giảm thân nhiệt cho trẻ bằng cách lau nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ) ở trán, nách, bẹn và cần cho trẻ uống nhiều nước. Nước uống tốt nhất là nước cam, chanh tươi, dung dịch orezol, tùy theo độ tuổi mà cho uống liều lượng thích hợp.
Nếu thấy nhiệt độ của trẻ không thuyên giảm nhưng chưa thể đưa trẻ đi khám bệnh ngay được thì có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt loại paracetamol theo liều dùng trung bình là 10 – 15mg/1kg cân nặng của trẻ/lần, cứ sau 4 giờ cho uống 1 lần. Tốt nhất là dùng thuốc paracetamol loại đầu đạn đặt vào hậu môn cho trẻ theo liều lượng: trẻ từ 1 – 4 tháng/tuổi dùng 80mg/lần, trẻ từ 5-24 tháng/tuổi dùng 150mg/lần và cũng sau 4 giờ đặt lại nếu thân nhiệt của trẻ chưa giảm xuống.
Cần theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng cách cặp nhiệt độ, nếu nhiệt độ vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn tăng lên. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc nhiều thậm chí có khó thở, môi tím tái và có thể có rối loạn tiêu hoá như nôn, buồn nôn, tiêu chảy thì nguy cơ trẻ có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Cha mẹ cần khẩn trương cho trẻ đi khám bệnh ở cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt và không nên tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống.
Cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên
Để tránh mắc phải viêm đường hô hấp trên, biện pháp dự phòng được đặt lên hàng đầu để ứng phó. Vì đây là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp nên tốt nhất hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân; luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn uống sẽ loại trừ virus khỏi bàn tay. Do đó virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp; đeo khẩu trang cách ly với mầm bệnh; tránh làm việc, học tập trong môi trường nhiệt độ quá cao; tránh nằm điều hoà quá lạnh, giữ ấm cơ thể khi đi đường, giữ ấm cổ khi ngủ là những biện pháp tuy đơn giản nhưng lại giúp ta phòng tránh khá tốt với những căn bệnh thuộc loại này.
Làm gì để trẻ tăng cường sức đề kháng, phòng tránh bệnh tái phát
Súc miệng nước muối loãng: Nếu bé khoảng 1-3 tuổi, bạn có thể pha nước muối loãng, lấy khăn xô nhúng vào nước rồi lau răng, kẽ răng, lưỡi, lợi cho bé. Nếu trẻ khoảng 3-5 tuổi, có thể pha nước muối loãng cho bé súc miệng để diệt khuẩn, virut gây bệnh cúm, viêm đường hô hấp và các bệnh răng miệng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối sau khi ngủ.
Uống nước ấm: Cho trẻ uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng không bị khô rát.
Không nên mở rộng ngay cửa sổ, cửa phòng lúc sáng sớm vì gió sáng rất lạnh và vẫn còn độc, có thể thổi vào người khiến trẻ bị ho, viêm họng.
Mặc ấm cho trẻ vào buổi sáng và tối, cần thiết có thể quàng khăn mỏng cho bé.
Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ thêm rau xanh chứa nhiều vitamin A, C, chất khoáng. Cho trẻ ăn thêm cá, thịt. Bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước một ngày để bù nước.
Hạn chế cho trẻ ra ngoài khi trời nắng gắt. Nếu có cho trẻ ra ngoài, bạn phải đội mũ kín mặt, kín đầu cho trẻ, mặc áo dài tay trùm cả người bằng chất liệu mát để nắng không chiếu được vào người trẻ. Bạn có thể cởi bớt áo chống nắng khi bé đã vào chỗ râm mát nhưng không cởi quá nhiều, tránh bé bị lạnh đột ngột.
Không cho quạt quay trực tiếp vào người, mặt trẻ cả ban ngày lẫn ban đêm.
Không cho trẻ uống nước đá, ăn kem vì đó là những thứ dễ gây viêm hong nhất.
Không nên cho trẻ đến những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá.
Tiêm phòng vacxin để phòng chống các loại bệnh cho trẻ.
Bổ xung Thymomodulin cho bé với lượng 5ml/ngày giúp bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
Những cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc
Trong những ngày thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay, nếu mẹ không chú ý giữ ấm cơ thể cho thì trẻ bị viêm đường hô hấp là điều rất dễ xảy ra, sổ mũi và sốt ở trẻ nhỏ.
Thay vì cho trẻ uống thuốc kháng sinh mỗi khi con bị bệnh, bạn có thể tham khảo những cách trị ho cho trẻ em hiệu quả nhanh chóng và dễ thực hiện giúp bé nhanh khỏi bệnh:
Rau diếp cá đun sôi cùng nước gạo
Cách chữa ho cho trẻ nhỏ bằng rau diếp cá là một bài thuốc dân gian cực đơn giản mang lại hiệu quả nhanh chóng. Rau diếp cá được xem như là một vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho tiêu đờm rất hữu hiệu cho trẻ em.
Cách làm như sau: Hái 1 nắm lá diếp cá đem về rửa sạch và cho vào cối giã thật nhuyễn. Tận dụng mỗi lần vo gạo nấu cơm chắt lấy một bát nước vo gạo đặc. Sau đó, mẹ cho rau diếp cá đã giã nhuyễn cùng nước vo gạo vào nồi đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Tiếp tục đun khoảng 20 phút cho diếp cá nhừ nát rồi bắc ra để nguội và lọc lấy nước cho trẻ uống nhé. Mỗi ngày cho bé uống 3 lần sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ để thuốc phát huy công dụng hiệu quả nhất. Trong trường hợp bé khó uống,mẹ có thể cho thêm ít đường. Trong thời gian bé uống rau diếp cá này, các mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát đó là do cơ thể bé thải ra một số chất đờm nên mẹ không phải lo lắng nhiều.
Cam nướng trị ho cho trẻ em
Nguyên liệu: 1 trái cam tươi màu vàng. Mẹ đem rửa sau đó ngâm nước muối thật sạch xong nướng bằng lò vi sóng rồi bóc vỏ cho bé ăn. Bài thuốc từ thiên nhiên này có tác dụng cầm ho và giảm đờm cho bé rất hiệu quả. Đây là cách chữa ho cho trẻ em được nhiều bé ưa thích vì cam nước có mùi vị rất thơm và dễ ăn. Cam nướng có mùi thơm rất dễ chịu, khi vỏ lúc nóng ấm sẽ không hề đắng mà còn có tác dụng chữa ho
Lá húng chanh
Lá húng chanh còn gọi là rau tần dày lá, rau thơm lông, có vị cay, tính ấm. Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho và trị viêm họng cho bé. Húng chanh (Tần dày lá) là một vị thuốc trong danh mục 70 cây thuốc Nam thiết yếu của Bộ Y tế.
Nguyên liệu: 15 – 16 lá húng chanh, 4 -5 quả quất xanh, đường phèn.
Cách làm (có 2 chế biến để các mẹ lựa chọn)
Cách thứ nhất: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi và 1 ít đường phèn, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần.
Cách thứ hai: Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho trẻ uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.
Chanh đào mật ong chữa ho cho trẻ em an toàn
Cách trị ho cho trẻ bằng chanh đào mật ong là bài thuốc dân gian lại lành tính vừa hiệu quả, thơm ngọt dễ uống hẳn bé sẽ rất thích. Mỗi lần cho bé uống 2-3 muỗng cà phê, ngày uống 2 lần sẽ giúp trẻ hết ho nhanh chóng. Các thành phần trong chanh đào gồm có vitamin A, B1, B2, C có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc. Mẹ ngâm chanh đào trong mật ong rồi cho bé ngậm, có tác dụng chữa ho cho trẻ em, trị khản tiếng rất hiệu quả và an toàn.
Tuy nhiên, cũng lưu ý với cha mẹ, mật ong sống chỉ nên dùng cho bé trên một tuổi. Với bé dưới 1 tuổi, có thể thay bằng đường phèn sẽ an toàn cho sức khỏe của bé hơn.
Quất xanh
Lấy 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, để nguyên cả vỏ và hạt ,cắt lát mỏng. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi chưng cách thủy đến khi quất chín. Sau đó để nguội, dằm cả vỏ, bỏ hạt cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Quất xanh hấp đường phèn có tác dụng chữa ho cho bé do nhiễm lạnh rất hiệu quả.
Thoa dầu lòng bàn chân, ngực, lưng, bụng
Khi con vừa có biểu hiện sổ mũi, hắt hơi,khò khè, hay ho mẹ cần xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, rồi đi tất vào. Sau đó, thoa ngực con, thoa bụng, sau lưng ở vị trí buồng phổi. Tuy cách này đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc trị ho cho trẻ sơ sinh.
Nước củ cải luộc
Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau họng, ho khan, có đờm.
Hằng Thanh (T/h)