Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những cái tít câu khách tai hại trong lịch sử báo chí (21/4/2014)

(DS&PL) -

Báo chí luôn muốn truyền tải những thông tin nhanh nhất, muốn có những cái tít câu khách nhất, bởi vậy mà đôi khi lại cho ra những sản phẩm không như ý.

Báo chí luôn muốn truyền tải những thông tin nhanh nhất, muốn có những cái tít câu khách nhất, bởi vậy mà đôi khi lại cho ra những sản phẩm không như ý. Lịch sử đã từng ghi nhận nhiều sai sót gây chấn động giới báo chí như vậy.

The Chicago Tribune: Dewey đánh bại Truman trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Khởi nguồn của mọi lỗi giật tít và có lẽ là lỗi sai lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử báo chí thế giới có lẽ là bài báo được đăng trên mặt báo của tờ Chicago Tribune số ra ngày 3-11-1948 với tiêu đề: "Dewey Defeats Truman” – Dewey đánh bại Truman. Số báo ra vào thời điểm một ngày sau khi Tổng thống Harry Truman giành chiến thắng trước ứng viên đảng Cộng hòa Thomas E. Dewey, Thị trưởng thành phố New York lúc bấy giờ, trong cuộc chạy đua giành chức Tổng thống Mỹ.


Sai sót của tờ báo bắt đầu từ việc những nhà phân tích chính trị đã đưa ra những dự đoán sai. Từ việc tờ báo được đem đi in mà không qua chỉnh sửa và cập nhật thông tin, khoảng 150.000 tờ báo in với thông tin hoàn toàn đối lập với sự thật đã đến tay bạn đọc trong ngày hôm sau.

May mắn thay, sự kiện sau đó bỗng chốc trở nên bớt căng thẳng hơn khi nhiều người coi tờ báo như một "món quà” hiếm có trong lịch sử báo chí. Trong một bức ảnh mang tính lịch sử của mình, Tổng thống Truman thậm chí cầm một ấn bản của bài báo sai sót này trên tay và cười lớn sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Tờ Baltimore Evening Sun: Tất cả hành khách tàu Titanic đều an toàn 

Ấn phẩm của tờ Baltimore Evening Sun số ra ngày 15/4/1912 có bài báo trên trang nhất với tiêu đề "Tất cả hành khách trên tàu Titanic đều an toàn, được chuyển lên các tàu cứu hộ”.


Đây là thông tin hoàn toàn đối lập với những gì thực sự xảy ra với con tàu xấu số R.M.S Titanic cùng các hành khách trên khoang. Nếu tàu Titanic vẫn an toàn trên Đại Tây Dương và tất cả hành khách đều an toàn sau khi đâm phải một tảng băng trôi, liệu Hollywood có thể cho ra mắt một bộ phim bom tấn mang tính lịch sử cùng tên với con tàu?

Báo Đức tuyên bố nhóm ABBA thiệt mạng vì máy bay rơi 

Năm 1976, thời điểm mà nhóm nhạc huyền thoại ABBA đang ở đỉnh cao phong độ và rất nổi tiếng nhờ ca khúc ăn khách "Dancing Queen”, một tờ báo của Đức đã đưa ra thông tin 3 trong số 4 thành viên của nhóm đã thiệt mạng trong một tai nạn máy bay.


Với dòng tít "Các thành viên ABBA thiệt mạng trong vụ rơi máy bay”, tờ báo cho biết trong số 4 thành viên chỉ có Anni-Frid may mắn sống sót dù toàn bộ cơ thể bị biến dạng bởi các vết thương nghiêm trọng.

Trớ trêu ở chỗ một bộ phận lớn người dân Đức đã tin bài báo là sự thật. Sau đó, trong nỗ lực chứng minh bài báo trên đưa thông tin sai, tất cả thành viên nhóm nhạc ABBA gồm Agnetha, Benny, Bjorn và Annie-Frid đã có buổi xuất hiện trên truyền hình nước Đức để chứng minh họ vẫn còn sống và khỏe mạnh.

Bloomberg "tiên đoán” cái chết của Steve Jobs trước 3 năm 

Ngày 27-8-2008, hãng tin tài chính nổi tiếng Bloomberg đã gặp phải một sai lầm hết sức ngớ ngẩn khi đăng tin ông chủ của "Trái táo cắn dở” Apple, Steve Jobs qua đời trong khi thực tế phải 3 năm sau đó sự kiện này mới thực sự xảy ra.


Bloomberg khá nổi tiếng với việc thường xuyên dự đoán và chuẩn bị trước các thông tin về sự ra đi của các nhân vật nổi tiếng để tung ra kịp lúc. Tuy nhiên, trong thời điểm các hãng truyền thông còn đang đua nhau đồn đoán về tình trạng sức khỏe của Jobs thì Bloomberg đã không may đăng tải thông tin ông này qua đời trên trang chủ của mình trong khoảng 30 giây. Nhưng việc thông tin này nhanh chóng được Bloomberg gỡ bỏ đã không thể ngăn cản các trang thông tin khác dẫn nguồn lại và gây nên cả một làn sóng dư luận, khiến các nhà đầu tư choáng váng.

Sau đó, trong một lần ra mắt mang đậm tính hài hước của mình tại trụ sở của Apple, Steve Jobs đã trích dẫn một câu nói nổi tiếng của Mark Twain: "Tin đồn về cái chết của tôi là sự phóng đại quá đáng”.

Tờ New York Post: Dân thường bị nhầm là khủng bố

Ngay cả tờ báo có tiếng như New York Post cũng từng có vài sai sót tai hại, đặc biệt là loạt bài về vụ đánh bom trên đường chạy Marathon ở Boston. Một trong những lỗi sai lớn nhất của họ trong sự kiện đánh bom nổi tiếng này xuất hiện vào tháng 4-2013, khi 2 người đàn ông trong đám đông sau vụ đánh bom xuất hiện trên trang nhất của New York Post với tiêu đề: "Hai người mang ba-lô: Cục điều tra đang truy tìm 2 kẻ trên ảnh trong sự kiện Marathon ở Boston”. Trên thực tế, 2 người đàn ông này đều vô tội.


Tuy bài viết của New York Post không nói trắng ra rằng 2 người đàn ông trong ảnh là những kẻ đánh bom, thì bức ảnh rõ ràng có hàm ý như vậy. Việc sử dụng thuật ngữ "2 người mang ba-lô” cùng một ảnh cận cảnh ở trang trong tờ báo với vòng tròn đỏ khoanh 2 người đàn ông kể trên, New York Post rõ ràng cho rằng đây chính là thủ phạm đánh bom. Không lâu sau khi bài báo được in, cảnh sát đã xác định không có ai trong số 2 người đàn ông kể trên là nghi vấn trong sự kiện.

Tin nổi bật