Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những cách dùng giấy bạc khiến bạn "ngấm" kim loại, 90% người Việt đang dùng sai

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Giấy bạc hiện nay được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hầu hết mọi người đều dùng nó theo cảm tính mà không biết dùng thế nào mới đúng.

Trong ẩm thực, giấy bạc được dùng để bảo quản, bọc gói thực phẩm khi nấu nướng. Bởi vì nó có khả năng chịu được nhiệt độ cao, nhiệt và mài mòn. Nó không chỉ ngăn ngừa thức ăn không bị dính vào hộp đựng mà còn bảo vệ dụng cụ nấu nướng (nhất là lò nướng, lò vi sóng…) khỏi vết dầu. Đồng thời, giấy bạc còn có thể giữ ẩm, giữ ấm, tránh dầu mỡ và nước tràn ra trong quá trình nấu. Giữ món ăn nóng, thơm ngon lâu hơn trước khi thưởng thức.

Giấy bạc hiện nay được sử dụng rất phổ biến, không chỉ ở các nhà hàng mà ngay ở các hộ gia đình. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hầu hết mọi người đều dùng nó theo cảm tính, sự truyền miệng mà không biết dùng thế nào mới đúng, thực phẩm nào phù hợp và thực phẩm nào nào không.

Sau đây là những sai lầm khi dùng giấy bạc có thể nói là không khác gì tự uống thuốc độc, tổn hại cơ thể và dễ gây cháy nổ được chuyên gia cảnh báo:

Sử dụng giấy bạc trong lò vi sóng

Gocha Hawkins, đầu bếp và người sáng lập Gocha's Restaurant Group cho biết, khi tiếp xúc với điện áp cao của lò vi sóng, kim loại trong giấy bạc có thể tạo dòng điện, dẫn đến tia lửa, gây nguy cơ hỏa hoạn và làm hỏng lò vi sóng. Các đầu bếp khuyên nên sử dụng hộp đựng hoặc nắp đậy an toàn với lò vi sóng khi hâm nóng thức ăn.

Giấy bạc hiện nay được sử dụng rất phổ biến, không chỉ ở các nhà hàng mà ngay ở các hộ gia đình.

Dùng giấy bạc với thực phẩm có tính axit

Thạc sĩ Cai Zhengliang từ Hiệp hội Dinh dưỡng Đài Loan (Trung Quốc) khuyến cáo không nên dùng giấy bạc với các thực phẩm có tính axit như giấm, chanh, cà chua, hoặc các loại nước sốt chứa cồn. Tính axit có thể ăn mòn lớp nhôm trên giấy bạc, giải phóng ion nhôm vào thực phẩm.

Khi nhôm thâm nhập vào cơ thể, nó có thể tích tụ trong gan, thận, xương và não, gây đau bụng, mệt mỏi, và làm tổn hại hệ thần kinh. Các bệnh như Alzheimer và trầm cảm có thể trở nên nghiêm trọng hơn do nhiễm nhôm. Để an toàn, hãy tránh bọc thực phẩm có tính axit trực tiếp bằng giấy bạc, hoặc dùng thêm một lớp giấy khác trước khi bọc giấy bạc.

Phủ giấy bạc lên đáy lò nướng

Nhiều người phủ giấy bạc lên đáy lò nướng để khi vụn bánh hoặc dầu mỡ rơi xuống chỉ việc gấp giấy bạc vứt đi. Nhưng theo Brian Theis, đầu bếp tại New York làm vậy sẽ giảm nhiệt độ của lò nướng, cản trở phân phối nhiệt, thức ăn chín không đều.

Thậm chí, nếu dùng giấy bạc phủ đáy lò nướng đối lưu có thể chặn lỗ thông hơi, làm tăng nhiệt độ, khiến giấy bạc bắt lửa. Các đầu bếp khuyên nên đặt khay nướng lớn hơn dưới kệ đựng thức ăn để hứng vụn hay nước.

Bọc thức ăn bằng giấy bạc ngay sau khi nấu

Nếu bạn bọc thực phẩm khi nó còn nóng trực tiếp vào giấy bạc có thể làm nhôm phản ứng nhanh hơn với thực phẩm, đặc biệt là nếu có chất lỏng hoặc dầu mỡ. 

Khi giấy bạc tiếp xúc với nhiệt và độ ẩm từ thực phẩm nóng, các ion nhôm dễ dàng tan ra và thấm vào thức ăn, tạo nguy cơ cho sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên để thực phẩm nguội bớt trước khi bọc bằng giấy bạc.

Khi giấy bạc tiếp xúc với nhiệt và độ ẩm từ thực phẩm nóng, các ion nhôm dễ dàng tan ra và thấm vào thức ăn, tạo nguy cơ cho sức khỏe.

Dùng giấy bạc để bọc thức ăn thừa

Không khó để bắt gặp những người thường bọc thức ăn thừa trong màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc rồi cho vào tủ lạnh. Đặc biệt khi thức ăn đi kèm với nước sốt hoặc vốn đã được phục vụ trong giấy bạc, họ thường chọn bọc/để nguyên trong giấy bạc. Bời vì vừa tiện và nước không dễ thấm ra ngoài, khi lấy ra hâm nóng trực tiếp rất tiện lợi.

Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Lindsay Malone (Anh) cho rằng đây là hành động nguy hiểm bởi nó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tăng nguy cơ ngộ độc. Mặt khác, sự tác động của kim loại hoạt tính cao như nhôm nếu gặp thực phẩm nhiều nước, tính axit cao sẽ gây độc hại, làm thực phẩm nhanh hư hại.

Bà giải thích, giống như chúng ta cần không khí để thở, vi khuẩn cần không khí để phát triển mạnh. Một số vi khuẩn như tụ cầu khuẩn và Bacillus cereus, gây ngộ độc thực phẩm, tạo ra độc tố không bị phá hủy bởi nhiệt độ nấu cao. Khi một bữa ăn nóng được để ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 tiếng, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng. Sử dụng giấy bạc để bọc thực phẩm cũng có nguy cơ tương tự, vì nó không hoàn toàn bọc kín thực phẩm ngăn với không khí.

Thay vào đó, bà đưa ra nguyên tắc khi bao gói thức ăn thừa là luôn đựng chúng trong hộp nông, kín không khí để đẩy nhanh quá trình làm lạnh và ngăn vi khuẩn. Đương nhiên, cần để thực phẩm nguội hẳn và cho vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ ở nhiệt độ phòng.

Không tái sử dụng màng bọc thực phẩm

Tái sử dụng giấy bạc không chỉ tốt cho môi trường mà còn lợi cho ví tiền của bạn. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyên cần phải rửa thật sạch để tránh vi khuẩn lây lan và mùi của đồ ăn cũ làm ảnh hưởng đến món mới

Tin nổi bật