Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những bí ẩn chưa có lời giải về "kho báu 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu

(DS&PL) -

Hàng chục năm nay "kho báu 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu (Bình Thuận) vẫn còn là một bí ẩn chưa có hồi hết.

Hàng chục năm nay "kho báu 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu (Bình Thuận) vẫn còn là một bí ẩn chưa có hồi hết.

Câu chuyện kho vàng 4.000 tấn huyền bí

Một số tài liệu cho rằng, trong thế chiến thứ 2, quân đội Nhật vơ vét nhiều vàng bạc, của cải của các nước vùng Châu Á mà họ chiếm đóng. Từ cuối năm 1944, khi Nhật thua trận và sắp đồng hàng, Đại tường Yamashita Tomoyuki- Tư lệnh quân đội Nhật ở châu Á- Thái Bình Dương nhận được lệnh bằng mọi cách phải đưa toàn bộ số của cải về Nhật.

Tuy nhiên, âm mưu trên bị quân đồng minh phát hiện, ráo riết tìm cách ngăn chặn. Trước tình thế này, tướng Yamashita Tomoyuki đã giao cho binh lính bí mật chôn giấu hàng chục ngàn tấn vàng bạc, châu báu tại các địa điểm ven biển. Ở vị trí mỗi kho báu được lập một tấm bản đồ duy nhất, giao cho một người cất giữ.

Vào năm 1970, ông Ferdinand Marcos tổng thống Philippines lên tiếng việc ông đã phát hiện được kho báu của Yamashita. Sau đó bà vợ ông này đã xác nhận số vàng mà chồng bà tìm ra hơn 4.000 tấn.

Núi Tàu- nơi ẩn chứa bí ẩn về "kho báu 4.000 tấn vàng". Ảnh: Báo VnExpress

Câu chuyện về kho báu của Nhật lan truyền mạnh mẽ, nhiều người cho rằng, khi những chiến hạm cực lớn chở vàng bạc, châu báu của Yamashita đến vịnh Cà Ná (nơi giáp ranh tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận) thì bị không quân của quân đồng minh truy kích dữ dội. Đại tá Yoshida chỉ huy hạm đội đã bí mật chuyển 4.000 tấn vàng vào một hòn núi sát với vùng biển này rồi thuê người dân tộc địa phương chôn giấu sau đó đánh đắm đoàn tàu cùng toàn bộ thủy thủ đoàn.

Những ai chứng kiến, tham gia việc chôn giấu vàng đều bị sát hại để giữ bí mật. Tuy nhiên, một tộc trưởng người Raglai may mắn thoát nạn và câu chuyện về kho báu núi Tàu được hé lộ.

Cuối năm 1959, thiếu tá Lê Văn Bường được anh em Ngô Đình Diệm- Ngô Đình Nhu giao cho phải tìm bằng được người tộc trưởng Raglai để thăm dò về "kho báu 4.000 tấn vàng ở núi Tàu". 

Được mật lệnh của Ngô Đình Nhu, trung tá Bường đưa người tộc trưởng Raglai vào Dinh Độc Lập gặp Nhu. Sau cuộc gặp bí mật chỉ 3 người là ông cố vấn, trung tá tỉnh trưởng Bình Tuy và tộc trưởng Raglai, người ta không còn thấy người tộc trưởng này nữa.

Đến tháng 9/1961 trung tá Bường cũng đột ngột bị chuyển đi Lao Bảo, vùng biên giới giáp với Lào và từ đó không ai biết gì về tung tích ông Bường...

Vào năm 1971, sau 10 năm chế độ Diệm - Nhu sụp đổ nhân vật còn lại trong bộ ba tam giác “huyền sử” kho báu núi Tàu: tộc trưởng Raglai - Lê Văn Bường - Ngô Đình Nhu đột ngột xuất hiện tại Bình Tuy (phía Nam Bình Thuận hiện nay).

Cuối năm 1973, Lê Văn Bường bất ngờ được một số người Nhật mời về Sài Gòn bàn chuyện hợp tác làm ăn. Tuy nhiên trong chuyến đi đó ông Lê Văn Bường bất ngờ tử vong.

Người đàn ông cả đời đi tìm "kho báu 4.000 tấn vàng"

Đó là cụ Trần Văn Tiệp (SN 1915, quê Hải Phòng). Cụ Tiệp đã bỏ ra hơn 20 năm và tốn rất nhiều công sức và tiền bạc để truy tìm kho báu với nhiều biện pháp thủ công cũng như hiện đại, kể cả việc dùng nhà ngoại cảm, nhưng đều vô vọng.

Vào năm 1957, cụ Tiệp tình cờ được vợ một sĩ quan cao cấp của quân đội Nhật tiết lộ về kho báu 4.000 tấn vàng ở núi Tàu, Bình Thuận. Đến năm 1963, thông tin chính xác về kho báu được hé lộ khi ông Tiệp được Tỉnh trưởng Bình Tuy (phía Nam Bình Thuận hiện nay) là ông Lê Văn Bường, người giữ tấm bản đồ kho báu, tiết lộ.

Cụ Tiệp trong lần khảo sát núi Tàu năm 2000. Ảnh: Thanh Niên

Đến năm 1976, tỉnh đội Bình Thuận phát hiện xác tàu đắm ngoài khơi xã Phước Thể ngay sát chân núi Tàu. Đến năm 1987, cụ Tiệp tiếp tục được ông Lê Văn Hiền, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cung cấp thêm thông tin về kho báu núi Tàu.

Sau nhiều năm bắt tay vào tìm kiếm "kho báu 4.000 tấn vàng ở núi Tàu", Bình Thuận, vào năm 1993, UBND tỉnh Bình Thuận đã đồng ý cho ông Tiệp và cộng sự thăm dò "kho báu".

Về hành trình tìm kiếm "kho vàng 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu, Bình Thuận, vào giai đoạn từ năm 1993- 10/2011, được sự cho phép của UBND tỉnh Bình Thuận, cụ Tiệp và các cộng sự đã tiến hành tổ chức thăm dò, tìm kiếm kho báu núi Tàu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này chỉ tìm được một số cổ vật nhỏ.

Tháng 10/2011-10/7/2012, UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục phê duyệt phương án thăm dò tài sản, nghi là kho báu do Nhật Bản để lại tại núi Tàu. Trong giai đoạn này, cụ Tiệp đã mời cả một nhà ngoại cảm và kỹ sư nghiên cứu địa chất để định vị thăm dò nơi chứa kho báu.

Từ 10/7/2012- 10/10/2012: UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục gia hạn thăm dò kho báu cho cụ Tiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn không thấy kho báu.

UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục gia hạn từ tháng 10/2012-30/6/2013 cho cụ Tiệp và cộng sự để tìm kho báu.

Trong giai đoạn này đơn vị thăm dò đã phát hiện nhiều khoang rỗng trong núi Tàu, nên quyết định xin gia hạn lần thứ 3 để tìm kho báu, thời gian đến 31/12/2014.

Trong lần thăm dò này, đơn vị thăm dò đã cho nổ 7 đợt mìn công nghiệp, tổng số lượng thuốc nổ tới 1.889kg. Tuy nhiên, hết thời hạn cho phép, "kho báu 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu vẫn còn bí ẩn. Cụ Tiệp đã xin cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận gia hạn nữa, tuy nhiên tỉnh Bình Thuận khẳng định không có kho báu tại núi Tàu. Đồng thời cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận buộc đơn vị tìm kiếm chấm dứt mọi hoạt động, tháo dỡ lán trại, hoàn thổ khu vực, trả lại môi trường tự nhiên cho núi Tàu.

Vào tháng 6/2016, cụ Tiệp qua đời, để lại những bí ẩn về kho báu núi Tàu “chưa có hồi kết”.

Kho báu "4.000 tấn vàng" được chôn ở giếng cố?

Vào đầu tháng 3/2016, ông Hoàng Văn Đợi (ở TP HCM) trình báo với chính quyền xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận về những phát hiện mới về kho báu núi Tàu. Theo ông Đợi kho báu quân đội Nhật để lại trong Thế chiến thứ 2 không nằm trên núi như ông Tiệp nhận định, mà nằm dưới 3 giếng cổ sát biển, cách núi Tàu một km.

Ông Đợi cho rằng, 3 chiếc giếng nằm cách nhau khoảng 500-700m; trong đó chiếc giếng thứ nhất cách biển 5m tại khu vực cửa Sứt, chiếc giếng thứ 2 cách biển 50m và chiếc giếng thứ 3 cách biển 50m ở khu vực Đầm. Người đàn ông này đã khẳng định kho vàng nằm ở độ sâu 7-10m, dưới lớp bê tông dày 40cm. Sau khi nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã lập đoạn khảo sát hiện trường, báo cáo sự việc lên cấp trên có thẩm quyền để xem xét.

Tuy nhiên, bà Đoàn Thị Khinh (SN 1951, xóm 9, thôn 1, xã Phước Thể) cho biết, bà biết rất rõ về nguồn gốc của 1 trong số 3 chiếc giếng được cho là giếng cổ chứa kho báu của Nhật. Bà Khinh cũng khẳng định đây là chiếc giếng bình thường như bao giếng khác, dùng để lấy nước ngọt phục vụ công việc. Tuy nhiên đã được lấp đi.

Chiếc "giếng cổ" được cho là chứa kho báu 4.000 tấn vàng. Ảnh: Báo Bình Thuận

Anh Huỳnh Tấn Hưng (con trai bà Khinh) cũng khẳng định, mình biết rất rõ về cái giếng này và không tin dưới cái giếng đó có vàng. Theo anh Hưng, anh chính là người đào chiếc giếng này, và nó đã bị lấp đi cách đây 4 năm do bị nhiễm mặn.

Chiếc giếng rộng khoảng 1,2m, nằm sát mặt đất. Từ miệng giếng xuống đến đáy gần 10m, thành giếng có 3 lớp: trên cùng là 1 lớp bi bằng bê tông, sâu gần 2m, lớp thứ cũng bằng bê tông sâu hơn 1m, và cuối cùng là lớp đá sâu khoảng 6m. Khi đào giếng đến độ sâu đó thấy nước nên anh Hưng dừng lại.

Anh Hưng cũng khẳng định, trong quá trình đào không gặp vật cản hay điều gì bất thường.

Qua làm việc với ông Đợi cũng như kiểm tra thực tế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận khẳng định, thông tin do ông Đợi cung cấp xuất phát từ suy luận theo hướng cảm tính cá nhân, hoàn toàn không có căn cứ pháp lý, không có cơ sở khoa học. 

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật