Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những bài thuốc quý chữa bệnh từ "nhân sâm trắng mùa đông" của người Việt Nam

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Củ cải trắng có rất nhiều ở các chợ Việt Nam và xuất hiện nhiều vào mùa đông. Loại "nhân sâm trắng" này giá không chỉ rẻ mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người.

Tổng quan về củ cải trắng - "nhân sâm trắng" vào mùa đông của người Việt

Báo Phụ nữ Thủ đô dẫn lời ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Nguyên Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), cho biết trong Đông y, củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày... Chính vì vậy, củ cải trắng được coi là khắc tinh của những bệnh đường hô hấp, ăn thường xuyên sẽ dưỡng phổi, giúp bổ phổi, tăng cường sức khỏe vào mùa đông.

Ảnh minh họa.

Không những thế, loại củ này còn chứa đến 3 loại vitamin chống lão hóa, chị em càng nên ăn thường xuyên để trẻ khỏe hơn từ trong ra ngoài. Theo BS Mai Việt (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), củ cải trắng rất giàu vitamin C, A, E - bộ 3 vitamin chống lão hóa hàng đầu.

Trong đó, vitamin C giúp tăng sinh collagen, vitamin A giúp giảm thâm nám, làm trắng sáng da, vitamin E giúp dưỡng da mềm mịn. Cả 3 loại vitamin này đều có trong củ cải, thêm đặc tính giàu nước giúp củ cải trắng thành thực phẩm chống lão hóa rẻ tiền nhưng cực hiệu quả, hội chị em muốn trẻ lâu, dưỡng da đẹp vào mùa đông không nên bỏ qua.

Lợi ích chữa bệnh từ "nhân sâm trắng" của người Việt

Theo các chuyên gia, vào mùa đông, nhất là khi trời chuyển lạnh sâu, không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng dễ mắc các bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phế quản, phổi... 

Ảnh minh họa.

Chữa ho cho trẻ nhỏ: Lấy củ cải thái thành miếng mỏng, thả vào ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.

Chữa viêm họng, khí quản cấp tínhCủ cải 500-1.000g, quả trám 250g, sắc uống.

Chữa khản tiếng, mất tiếng: Sử dụng nước ép củ cải trắng, cho thêm 2-3 lát gừng ngậm sau đó nuốt dần. Ngậm nhiều lần trong ngày sẽ phát huy tác dụng chữa khản tiếng, mất tiếng hiệu quả.

Hỗ trợ chữa lao phổi, ho ra máu, đau tức ngựcCủ cải 300g nấu với 400ml nước lấy 100ml, bỏ bã. Thêm 9-10g phèn chua, 150g mật ong, quấy đều, đun lên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50ml lúc bụng đói.

Ho nhiều, suy nhược cơ thể: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g. Lê gọt vỏ, bỏ hạt, củ cải và gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, mỗi thứ vắt nước, để riêng. Sắc nước củ cải, lê đến khi đặc dính rồi thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều, đun sôi lại. Khi nguội rồi mới cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng 1 thìa canh pha vào nước nóng để uống. Mỗi ngày 2 lần.

Viêm loét miệng do nhiệtSử dụng nước ép củ cải tươi súc miệng hàng ngày sẽ rất hữu ích trong việc chữa viêm loét miệng do nhiệt.

Ảnh minh họa.

Phòng chống ho và cảm lạnhĂn củ cải trong các bữa ăn hàng ngày với những hình thức khác nhau như hấp, luộc, nấu canh, hầm xương, kho thịt… Củ cải trắng có công dụng chống sung huyết, giúp tăng cường miễn dịch, giữ cơ thể khỏi nhiễm trùng dẫn đến ho và cảm lạnh.

Những lưu ý khi ăn củ cải trắng

Theo báo Lao động, củ cải là loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và dinh dưỡng, đồng thời đem lại một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiệu quả của nó sẽ giảm nếu kết hợp với những thực phẩm dưới đây.

Không ăn khi đang uống thuốc: Ăn củ cải khi đang uống thuốc sẽ làm giảm đi công hiệu của thuốc. Do đó, hãy loại bỏ củ cải trắng trong thực đơn nếu bạn đang điều trị bệnh bằng thuốc.

Không ăn với nhân sâm: Nếu sau khi bạn ăn củ cải trắng, tuyệt đối không uống nhân sâm. Bởi kết hợp 2 thực phẩm này với nhau sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng từ 2 loại thực phẩm này.

Ảnh minh họa.

Không ăn với cà rốt: Củ cải giàu vitamin C nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này. Vì thế, sử dụng 2 thực phẩm cùng lúc sẽ làm tiêu hủy lượng vitamin C của củ cải.

Không ăn với lê, táo nho: Theo nhiều nghiên cứu thì hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây như lê, táo, nho sẽ phản ứng với axit cianogen của củ cải. Từ đó có thể gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng. Do vậy, bạn không nên kết hợp ăn củ cải với những loại trái cây này.

Không ăn với mộc nhĩ: Ăn củ cải chung với mộc nhĩ có thể gây ra tình trạng viêm da. Những enzym trong củ cải sẽ phản ứng hóa học với các chất sinh học có trong mộc nhĩ, khiến làn da bạn có thể gặp vấn đề.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật