Hơn một thế kỷ trôi qua, vụ giết người hàng loạt do gã đồ tể Jack the Ripper thực hiện ở London vẫn là một trong những thảm án kinh hoàng nhất thế giới chưa có lời giải.
Liên tiếp 5 gái mại dâm bị sát hại ở London năm 1888. Ảnh minh hoạ: Phim Jack the Ripper (1959) |
Những vụ giết người luôn gây ra nỗi ám ảnh cho công chúng, nhưng một số thậm chí còn tồi tệ hơn thế vì độ tàn bạo, gần như không thể tưởng tượng được. Một loạt tội ác kinh hoàng xảy ra khiến cảnh sát bối rối, không thể tìm ra thủ phạm thực sự cho dù là hàng thập kỷ sau đó. Jack the Ripper khủng bố London hồi cuối thế kỷ 19 là một trong những trường hợp như vậy.
Kẻ giết người hàng loạt khét tiếng nhất ở London đã rình mò khu East End hơn một thế kỷ trước, săn lùng gái mại dâm và sát hại họ. Hắn ghi dấu ấn là Jack the Ripper bằng cách giết và phá hoại di thể của ít nhất 5 phụ nữ. Nỗi sợ hãi ngày càng gia tăng khi các xác chết bắt đầu được phát hiện liên tiếp trong khoảng thời gian 3 tháng trong năm 1888.
Người dân ở toàn bộ khu vực bị hoảng sợ đến mức độ giáp ranh với sự hoảng loạn khi xuất hiện tin tức về một nạn nhân nữ thứ hai. Thời điểm đó, tờ The Morning Post gọi vụ giết người là man rợ, cực kỳ bí mật và nhận định rằng cách thức giết người là quá kinh khủng để mô tả trên phương tiện truyền thông.
Chính quyền địa phương ban đầu tự hỏi liệu nghi phạm có phải là một gã đồ tể hoặc bác sĩ hay không do phương pháp giết người có chữ ký và kỹ năng mổ xẻ nạn nhân với một con dao. Các nạn nhân ở khu vực nghèo khó Whitechapel bao gồm Mary Ann Nichols, Annie Chapman, Elizabeth Stride, Catherine Eddowes và Mary Jane Kelly - tất cả đều bị cắt cổ, và hầu hết trong số họ bị tổn thương nội tạng trước khi bị đưa lên trên đường phố. Tác giả Dave Yost - người khám phá 5 cái chết trong cuốn sách “Elizabeth Stride và Jack the Ripper” sau này tiết lộ.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã phân tích vụ án vào năm 1988 theo đề nghị của một công ty sản xuất phim. FBI cho biết nạn nhân đều là người nghiện rượu nặng và gái mại dâm nên họ bị nhắm mục tiêu bởi vì có thể dễ dàng tiếp cận. Hầu hết họ bị sát hại khá nhanh chóng vào thời điểm đầu giờ sáng.
Với tất cả thông tin thu được, cảnh sát chưa bao giờ có thể thực sự đối mặt với kẻ giết người. FBI cho biết các cuộc điều tra tại địa phương bị cản trở bởi vì công nghệ pháp y và các phương tiện tiên tiến khác ở thời điểm đó. Ủy viên trưởng đơn vị cảnh sát Charles Warren lúc đó được cho là đã yêu cầu sự giúp đỡ từ Cảnh sát Thành phố London nhưng cũng không đi đến kết quả nào.
Vô số nhà sử học và nhà tội phạm học - cả nghiệp dư và chuyên nghiệp - đã suy đoán về danh tính kẻ giết người, nhưng có vẻ như Jack the Ripper đã đưa bí mật của hắn xuống mồ.
Danh tính thật sự của Jack the Ripper vẫn là bí ẩn. Ảnh minh hoạ: Getty |
Cho đến đầu năm 2019, các nhà khoa học pháp y cho biết cuối cùng họ có thể đã xác định được danh tính của kẻ giết người hàng loạt. Bằng chứng ADN mới nhất sử dụng các xét nghiệm di truyền tìm ra Aaron Kosminski - một thợ cắt tóc người Ba Lan 23 tuổi là kẻ giết người.
Kosminski là một trong nghi phạm vào thời điểm đó, nhưng cảnh sát London không bao giờ có đủ bằng chứng vững chắc để kết tội hắn. Kết quả ADN từ cuộc điều tra pháp y mới này đến từ một chiếc khăn choàng lụa nhuộm màu tìm thấy bên cạnh thi thể bị cắt xén của Catherine Eddowes - nạn nhân thứ 4 của kẻ vụ việc. Chiếc khăn được cho là dính đầy chất dịch cơ thể từ sát thủ.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các mảnh của ty thể được tìm thấy trên chiếc khăn choàng, được truyền lại duy nhất từ một người, với các mẫu được lấy từ hậu duệ còn sống của Kosminski. Theo thử nghiệm được tiến hành, ADN phù hợp với Kosminski. Báo cáo cũng đã phân tích mô tả duy nhất về kẻ giết người, trong đó cho thấy hắn có tóc nâu và mắt nâu, cả hai đều khớp với mô tả về Kosminski.
Trong khi những phát hiện này là một trong những điều thuyết phục nhất để giải quyết bí ẩn về danh tính của Jack the Ripper, không phải tất cả mọi người đều bị thuyết phục. Một số chuyên gia cho biết chiếc khăn choàng được sử dụng để lượm lặt bằng chứng ADN có thể đã bị ô nhiễm trong nhiều năm qua, vì chiếc khăn choàng đã được truyền lại bởi các thám tử tay mơ và người quan tâm đến vụ án. Thậm chí, những người khác nói rằng không có bằng chứng chiếc khăn choàng có ở hiện trường vụ án.
Đây không phải là lần đầu tiên bằng chứng ADN được đưa ra để xác định Jack the Ripper là ai. Vài năm trước, tác giả tội phạm học Patricia Cornwell yêu cầu các nhà khoa học phân tích bằng chứng ADN lấy từ những lá thư được cho là của kẻ giết người gửi tới cảnh sát nhưng cũng không đủ thuyết phục