Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhiều vụ rửa “tiền bẩn” qua ngân hàng, bất động sản

(DS&PL) -

Quy định các giao dịch bất động sản (BĐS) trên 300 triệu đồng được xem là đáng ngờ và cần được báo cáo.

Quy định các giao dịch bất động sản (BĐS) trên 300 triệu đồng được xem là đáng ngờ và cần được báo cáo, song việc triển khai, giám sát còn rất nhiều vấn đề bất cập khiến tiền phi pháp vẫn lọt vào kênh này.

Người Lao Động thông tin, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các đơn vị này gửi quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) và Cục Phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) để thống kê, theo dõi phục vụ công tác thanh tra, giám sát.

Những vụ án bị truy tố, xét xử về tội tham ô tài sản cao hơn (năm 2016 xét xử 80 vụ với 161 bị cáo, năm 2017 xét xử 18 vụ với 41 bị cáo).

Rửa “tiền bẩn” qua ngân hàng, bất động sản 

Bằng chứng rõ ràng nhất không thể không kể đến “ông trùm” Giang Kim Đạt của Vinashin dòng tiền bẩn lên tới hàng trăm tỷ đồng đã được rửa sạch sẽ qua hàng loạt BĐS. Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, Vinashinlines là đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) được thành lập từ năm 2006, có 100% vốn nhà nước.

Từ tháng 7/2006 - 3/2007, Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh Vinashinlines, và đồng bọn đã thông qua các công ty môi giới đàm phán, thỏa thuận với các công ty bán tàu, thuê tàu để lấy tiền hoa hồng hoặc gửi giá vào hợp đồng, để ngoài sổ sách kế toán rồi chia nhau. Tổng cộng các bị can đã chiếm đoạt hơn 15,9 triệu USD, tương đương 260,5 tỷ đồng qua việc mua 3 con tàu biển và cho thuê 9 tàu biển khác.

Số tiền chiếm đoạt được, Đạt chuyển vào các tài khoản do bố đẻ là ông Giang Văn Hiển (66 tuổi, ngụ ở Q.2, TP.HCM) đứng tên. Phần lớn khoản tiền đã được ông Hiển thay mặt con trai mua 40 BĐS tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Nhiều đối tượng lựa chọn bất động sản làm kênh rửa tiền phi pháp. Ảnh minh họa

Thêm một trường hợp "rửa tiền" qua kênh bất động sản khác là “ông trùm” Rikvip Phan Sào Nam. Đối tượng này đã chỉ đạo nhân viên và đối tác chuyển vào tài khoản của Phan Thu Hương (dì ruột của Nam) số tiền hơn 236 tỷ đồng và nhờ Hương kinh doanh sinh lời.

Tháng 11/2016, Phan Thu Hương sử dụng tiền của Nam mua 5 căn hộ tại TP.HCM, với giá gần 28,5 tỷ và nhờ Phí Quang Hưng (bạn Nam) đứng tên giấy tờ nhà.

Đến đầu năm 2017, Hương tiếp tục sử dụng số tiền Nam chuyển và tiền của bản thân mua căn nhà số 45 Lê Quý Đôn (P.7, Q.3, TP.HCM) với giá 270 tỷ đồng để đầu tư sinh lời.

Ngoài ra, Phan Sào Nam còn mua của Công ty TNHH MTV sàn giao dịch BĐS Sài Gòn Anpha 2 căn nhà P2, P3 (đứng tên Hoàng Thành Trung, nhưng do Phan Sào Nam thanh toán), 11 căn nhà tại khu dân cư Villa Park, đứng tên Phí Quang Hưng, nhưng vẫn do Phan Sào Nam thanh toán. Hiện, các tài sản trên đã bị cơ quan điều tra phong tỏa.

Để rửa tiền qua kênh BĐS, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân trong gia đình mua, chuyển nhượng, cho tặng BĐS. Việc lợi dụng giao dịch BĐS để rửa tiền không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà còn nhiều quốc gia trên thế giới, thậm chí là cả những nước phát triển.

Vụ hồ sơ Panama là một trong những điểm nhấn quan trọng, làm cho nhiều quốc gia trên thế giới thấy rõ lợi ích của liên kết quốc tế trong phòng, chống rửa tiền gắn với tham nhũng, buôn lậu quốc tế.

Các ngân hàng thương mại của Thụy Sĩ đã tạo được điểm mạnh, dù cam kết không công khai thông tin cá nhân người gửi tiền cũng đã phải đưa ra cam kết quốc tế về minh bạch thông tin khách hàng. Minh bạch và chia sẻ thông tin quốc tế vẫn là nguyên tắc cơ bản của hoạt động chung chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố trên thế giới. 

Đồng tiền “bẩn” thu được từ tham nhũng, buôn lậu muốn trở thành đồng tiền “sạch” cần phải được “rửa” thông qua một quá trình thương mại chính thức, trong đó hai thị trường được “hoạt động rửa tiền” đặc biệt quan tâm: thị trường tiền tệ với vai trò chủ đạo của các ngân hàng thương mại, và thị trường bất động sản (BĐS) với hàng hóa có giá trị rất cao, tức là một lần có thể rửa được rất nhiều tiền. 

Đầu mối kiểm soát được rửa tiền trong thị trường BĐS là quản lý minh bạch các giao dịch BĐS thông qua hoạt động môi giới BĐS. Vì vậy, câu chuyện chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố trên tầm toàn cầu cũng luôn đặt trọng tâm vào thị trường tiền tệ và thị trường BĐS.

Kiều Trang (T/h)

Tin nổi bật