Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhiều kim tiêm dính máu vứt trong khu biệt thự tiền tỷ bỏ hoang ở Hà Nội

(DS&PL) -

Bên trong những căn biệt thự bỏ hoang ở khu đô thị Văn Phú (Hà Đông) ngổn ngang những kim tiêm còn dính máu khiến nhiều người hoang mang.

Bên trong những căn biệt thự bỏ hoang ở khu đô thị Văn Phú (Hà Đông) ngổn ngang những kim tiêm còn dính máu khiến nhiều người hoang mang. Trong khi đó, kiến thức xử lý, sơ cứu ban đầu của người dân khi bị tấn công hoặc giẫm phải bơm kim tiêm nghi chứa vi-rút HIV còn rất hạn chế.

Thông tin ba căn biệt thự BT9, BT10, BT11 thuộc khu đô thị Văn Phú xuất hiện các đối tượng nghiện hút lui tới, kim tiêm vứt la liệt... khiến nhiều người hoang mang.

Nhiều căn biệt thự ại khu đô thị Văn Phú (Phú La, Hà Đông, Hà Nội) đang bị bỏ hoang, cây cỏ mọc um tùm.

Người dân sống gần đó cho biết, các căn biệt thự đều không có cửa hay rào chắn nên các đối tượng thường lui tới tiêm chích lúc vắng người.

Lãnh đạo Công an phường Phúc La cho biết, những căn biệt thự này được xây gần 10 năm nay, các hạng mục công trình chỉ mới xây thô nên xuất hiện nhiều đối tượng lui tới hút chích. Đơn vị đang phối hợp với Ban quản lý khu đô thị ra quân thu dọn.

Trong căn biệt thự đâu đâu cũng có kim tiêm.

Bên trong căn biệt thự bỏ hoang này nhan nhản kim tiêm vứt la liệt giữa nền nhà. Nhiều kim tiêm vẫn còn nguyên máu, rác thải ngổn ngang. Điều đáng nói hơn cả, phía gần khu biệt thự này có một trường mầm non, các cháu học sinh đi lại rất nhiều, do đó rất nguy hiểm nếu chẳng may các cháu dẫm phải kim tiêm.

Kim tiêm còn dính máu.
Kim tiêm vứt tràn lan.

Kim tiêm vất tràn lan trong khu biệt thự nếu không được thu dọn sẽ là hiểm hoạ lớn đối với người dân qua lại, đối với những cháu học sinh. Những kim tiêm dính máu này vô cùng nguy hiểm.

Theo các bác sĩ BV Nhiệt đới Trung ương, kiến thức xử lý, sơ cứu ban đầu của người dân khi bị tấn công hoặc giẫm phải bơm kim tiêm nghi chứa vi-rút HIV rất hạn chế.

Đa số trường hợp có tâm lý hoảng loạn nên phản ứng đầu tiên của họ là cố nặn, bóp máu từ vết đâm, vết thương với mong muốn dồn được máu 'độc' chứa vi-rút HIV ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, cách làm này lại gây tác dụng ngược vì sẽ làm lan rộng vùng bị tổn thương, kích thích mạch máu xung quanh vùng da tổn thương hoạt động, làm đẩy nhanh quá trình vi-rút xâm nhập.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa vi-rút- Ký sinh trùng (BV Nhiệt đới trung ương) cho biết, khi giẫm phải hoặc bị tấn công bằng bơm kim tiêm, việc đầu tiên người dân cần làm là kiểm tra dụng cụ gây chấn thương và đánh giá mức độ thương tích. Nếu đó là bơm kim tiêm sạch hoặc bơm kim tiêm dính máu nhưng vết máu đã khô, lâu ngày thì có thể yên tâm vì không còn khả năng lây nhiễm HIV.

Tuy nhiên, nếu thấy vết máu còn tươi mới thì khả năng bị lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra. Ở trường hợp này, người bị nạn cần phải sơ cứu bằng cách: để máu ở vết thương chảy một cách tự nhiên, sau đó xối nước sạch vào chỗ vết thương khoảng 5 phút rồi rửa sạch vết thương bằng xà phòng.

Chú ý dùng xà phòng bánh, pha loãng với nước để có nồng độ xà phòng là 20% hoặc dùng mắt thường quan sát khi nào nước xà phòng có màu trắng đục như nước vo gạo.

Tiếp đến, người bị nạn phải mang luôn vỏ bơm kim tiêm gây tổn thương vào BV để làm xét nghiệm. Các bác sĩ sẽ làm test nhanh để xác định xem máu dính trong bơm kim tiêm có bị nhiễm HIV hay không, đồng thời cũng lấy máu của nạn nhân để xét nghiệm.

Nếu tất cả các kết quả xét nghiệm máu này đều dương tính với HIV thì có thể khẳng định bệnh nhân đã bị nhiễm HIV từ trước đó. Lúc này, người gặp nạn phải tiến hành điều trị ngay theo phác đồ điều trị HIV.

Ở trường hợp còn lại, kết quả xét nghiệm máu của người gặp nạn âm tính với HIV nhưng kết quả xét nghiệm mẫu máu lại dương tính với HIV thì lập tức người gặp nạn phải được điều trị dự phòng lây nhiễm bằng thuốc kháng vi-rút.

Thuốc kháng vi-rút có tác dụng phòng chống lây nhiễm HIV 100% trong 24 giờ đầu kể từ khi bị phơi nhiễm (tính từ lúc bị tấn công hoặc giẫm phải bơm kim tiêm). Tỷ lệ này sẽ giảm dần trong khoảng thời gian sau đó, nghĩa là được điều trị dự phòng càng muộn thì hiệu quả càng thấp.

Còn sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm HIV, thuốc kháng vi-rút hầu như không có tác dụng. Mặt khác, dù được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi-rút thì người gặp nạn cũng phải chú ý theo dõi tái khám sau 3 tháng, 6 tháng để được khẳng định có bị lây nhiễm HIV hay không.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật