Nhiều F0 hoàn toàn không có triệu chứng, TPHCM kiến nghị khẩn đến Bộ Y tế.
Sở Y tế TPHCM kiến nghị khẩn Bộ Y tế cho phép rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19.
Sở Y tế TPHCM vừa có văn bản khẩn gửi Bộ Y tế về việc kiến nghị rút ngắn thời gian cách ly tập trung.
Để thích ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn mới, Thành phố tiếp tục triển khai ba phương án. Thứ nhất là cách ly F0 tại nhà đối với các trường hợp đủ điều kiện cách ly tại nhà hoặc chuyển vào khu cách ly tập trung quận, huyện (nếu không đủ điều kiện cách ly tại nhà). Thứ hai, đối với các trường hợp có triệu chứng cần can thiệp y tế thì chuyển vào bệnh viện điều trị Covid-19 (tầng 2, tầng 3).
Tuy nhiên, các trường hợp trên vẫn phải tiếp tục cách ly đến hết thời gian theo quy định (14 ngày). Việc kéo dài thời gian cách ly cùng với số ca mắc mới gia tăng mỗi ngày nên tình trạng quá tải tại khu cách ly tập trung và các bệnh viện là khó tránh khỏi.
Trước tình hình đó, trên cơ sở đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện và Thành phố Thủ Đức, để giảm tải cho các khu cách tập trung, Sở Y tế TPHCM kiến nghị Bộ Y tế cho phép Thành phố thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và có kết quả xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 7.
Số ca mắc mới COVID-19 liên tục tăng, ĐBSCL căng mình chống dịch.
Số F0 liên tục tăng, có nơi đến 600-700 ca/ngày. Trước diễn biến phức tạp, các địa phương đã phải thực hiện nhiều biện pháp khống chế, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân.
Xu hướng gia tăng ca mắc tại ĐBSCL đã trở lại từ cuối tháng trước, khi hàng trăm nghìn người lao động từ các địa bàn là điểm nóng dịch bệnh như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai trở về quê. Để ứng phó, nhiều giải pháp đã được các tỉnh triển khai.
Ngoài ra, các tỉnh thành cũng tăng cường xử lý những trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch. Trong đó siết chặt quản lý, nâng cao ý thức của người tham gia sử dụng các dịch vụ ngoài cộng đồng như giữ khoảng cách an toàn, quét mã QR. Phương án hỗ trợ nhân lực cho y tế cơ sở, kích hoạt lại bệnh viện cũng được tính toán để đảm bảo hiệu quả phòng chống dịch.
Mỹ phê duyệt mũi tiêm tăng cường với vaccine Pfizer và Moderna cho người trưởng thành.
Ngày 19/11, Mỹ đã phê chuẩn tiêm mũi vaccine tăng cường với vaccine của Moderna và Pfizer cho tất cả người trưởng thành ở nước này.
Mỹ đã phê chuẩn tiêm mũi vaccine tăng cường với vaccine của Moderna và Pfizer cho tất cả người trưởng thành ở nước này.
Quyết định trên chậm hơn hai tháng so với thời điểm mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mong muốn bắt đầu triển khai tiêm mũi vaccine thứ 3 vì dữ liệu ngày càng cho thấy, hiệu quả của vaccine giảm dần theo thời gian.
Việc cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine Moderna và Pfizer cho mũi tăng cường được đưa ra sau khi các công ty dược phẩm trong tuần trước đã gửi dữ liệu mới về mũi tiêm thứ ba. Các nhà khoa học tư vấn cho Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã bác bỏ kế hoạch ban đầu của chính quyền Mỹ bắt đầu triển khai mũi tiêm tăng cường cho tất cả người trưởng thành ở nước này từ ngày 20/9 với lý do thiếu dữ liệu hỗ trợ. Moderna đã gửi lại hồ sơ đăng ký vaccine cho mũi tiêm nhắc của hãng này chỉ hai ngày trước.