Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhiều chủ đầu tư phê duyệt gói thầu có dấu hiệu đội giá

(DS&PL) -

Gói thầu “Mua sắm vật tư thiết bị" do nhiều chủ đầu tư phê duyệt, có dấu hiệu chênh lệch cả tỷ đồng.

Như chúng tôi đã đề cập trong bài viết, Giám đốc công ty TNHH Thanh Phong ký phê duyệt cho công ty Cổ phần thiết bị Nam Á trúng gói thầu Mua sắm có dấu hiệu mua giá cao hơn thị trường 545.500.000 đồng. Thế nhưng, về dấu hiệu thất thoát ngân sách Nhà nước trong công tác đấu thầu của chủ đầu tư này thì đây lại không phải là gói thầu duy nhất.

Theo đó, ngày 21/9/2020, ông Nguyễn Duy Nam ký Quyết định phê duyệt gói thầu “Mua sắm vật tư thiết bị”. Giá trúng thầu là 2.650.887.093 đồng, so với giá dự toán là 2.405.458.987 đồng thì tỉ lệ tiết kiệm của gói thầu đạt 1,05%.

Trong số 14 sản phẩm mua sắm tại gói thầu này, có 5 sản phẩm có dấu hiệu đội. Theo khảo sát của phóng viên từ đơn vị phân phối chính hãng sản phẩm này lại có giá thấp hơn rất nhiều giá mua sắm tại gói thầu, số tiền chênh lệch khoảng 187.349.410 đồng.

Nhiều sản phẩm khác khi phóng viên khảo sát trên thị trường với thông số kỹ thuật tương tự, cùng hãng sản xuất, lại nhận được báo giá rẻ hơn nhiều so với đơn vị này.

Phóng viên vẫn chưa tiến hành rà soát hết toàn bộ sản phẩm, tuy nhiên 10/14 sản phẩm mua sắm tại gói thầu này có dấu hiệu đội giá cao hơn nhiều so với giá thị trường, tổng số tiền chênh lệch khoảng 865.581.469 đồng.

Trao đổi với PV tạp chí Đời sống và Pháp luật về những bất thường trong đầu tư công thông qua công tác đấu thầu, TS.Bùi Đức Thụ, nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội cho rằng, luật Đấu thầu đã quy định rất rõ về quy trình, thủ tục của việc thực hiện triển khai một gói thầu, nhưng nhìn lại thực tiễn, công tác đấu thầu ở một số địa phương, ngành vẫn còn vi phạm. Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp làm minh bạch quá trình đấu thầu.

“Các tổ chức cá nhân làm công tác quản lý vốn đầu tư công cần thực hiện đúng quy định pháp luật, trình tự, thủ tục thì sẽ hạn chế được tiêu cực. Cần công khai quy trình từng dự án, danh mục thế nào, tổng mức đầu tư bao nhiêu”, ông Thụ nêu quan điểm.

Về hướng ngăn chặn những tiêu cực trong đấu thầu, luật sư Mai Quốc Việt (đoàn Luật sư TP.Đà Nẵng) cũng đề cập: “Để giảm thiểu, hạn chế những hiện tượng này thì đầu tiên cần minh bạch công khai thông tin của hoạt động đấu thầu; chủ đầu tư khi xây dựng hồ sơ mời thầu cần khách quan, thẩm định giá sát với thực tế.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng, người dân, doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra. Đồng thời, cần xử lý thật nghiêm khắc các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu”.

Cũng đưa quan điểm về vấn đề dấu hiệu đội giá mua sắm trong các gói thầu, bà Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII - đưa ý kiến: “Chúng ta vẫn nói phòng hơn chống, vậy thì với sai phạm cũng cần chủ động tìm ra và xử lý kịp thời, vừa củng cố niềm tin trong nhân dân, vừa giảm thiểu các thiệt hại không mong muốn. Đừng để sự đã rồi, việc đã vỡ lở, bị phát hiện, dư luận, báo chí vào cuộc phanh phui rồi mới vào xử lý kiểu vuốt đuôi, chạy theo, thả gà ra đuổi, như thế thì hiệu quả xử lý sẽ không cao.

Bây giờ chúng ta đã bước vào cuộc cách mạng 4.0, công nghệ thông tin phát triển là một lợi thế giúp con người trong rất nhiều công việc. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra các mức giá, chất lượng sản phẩm có tương đương mức giá hay không, sản phẩm, thiết bị tương tự được mua sắm ở các đơn vị, địa phương khác thế nào… trước khi lựa chọn nhà thầu. Không chỉ là sản phẩm trong nước mà sản phẩm nhập ngoại cũng hoàn toàn có thể dễ dàng kiểm tra thông tin.

Trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị thì ngay từ đầu đã phải công khai thông tin, không mập mờ. Điều quan trọng nhất vấn là người đứng đầu. Người đứng đầu quyết liệt, trung thực, thẳng thắn, công minh thì sẽ không bao giờ có chuyện tiêu cực xảy ra tại nơi mà mình quản lý”.

PV

Tin nổi bật