Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhiếp ảnh gia “quái gở” muốn cạnh tranh cùng công nghệ AI

  • Mộc Trà
(DS&PL) -

Không muốn nhìn môn nghệ thuật thứ 8 bị chi phối bởi công nghệ AI, nhiếp ảnh gia “tái xuất” để cùng cạnh tranh công bằng.

Ở ẩn nhưng vì AI mà tái xuất

Vào một ngày đẹp trời, anh Lê Đức (40 tuổi, quê Thanh Hoá, nhiếp ảnh gia) đọc được thông tin “AI đang len lỏi vào các ngành nghề” trong đó có cả môn nghệ thuật thứ 8 (chụp ảnh – vừa là đam mê, vừa là công việc tạo nên thu nhập của anh). Anh có chút chạnh lòng và vài phần “bất mãn”.

Anh Đức cho biết, những năm gần đây AI đang có xu hướng lên ngôi, nhất là những ảnh và video AI đã và đang tạo ra. Những sản phẩm AI tạo ra đang đối đầu trực tiếp, trực diện như những người làm nghệ thuật như anh.

Chính vì thế, sau 5 năm dừng cuộc chơi nghệ thuật phi thương mại, anh quyết định quay trở lại đường đua vì muốn đam mê lại với bộ môn chụp ảnh nghệ thuật. Đặc biệt, người nhiếp ảnh muốn cạnh tranh cùng AI.

“Tôi muốn khẳng định cái riêng của chụp ảnh nghệ thuật, cái mà AI sẽ không bao giờ có thể bắt chước được”, anh Đức trải lòng.

Nhiều người cho rằng dự định của anh có phần "hơi điên". Ảnh: NVCC

Nhiều người khi nghe chia sẻ của anh chắc sẽ cười và nghĩ anh “điên” khi phải đi cạnh tranh với “con robot”. Nhưng theo anh, những sản phẩm hiện nay AI đang tạo ra cũng đẹp mắt, chất lượng và đặc biệt tốc độ của chúng vô cùng nhanh.

Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Lê Đức vẫn tự tin khẳng định những người làm nghề như anh cũng không mất giá trị trước AI.

Bằng chứng anh Đức dẫn ra: “AI bản chất là bắt chước và đi sau. Và nó chỉ dừng ở khía cạnh làm ra những sản phẩm giải trí. Còn để làm ảnh nghệ thuật, ảnh quảng cáo cho những thương hiệu lớn thì AI không thể làm được. Mặc dù chúng ta không thể không phủ nhận AI giỏi, nhưng để thay thế hoàn toàn con người thì không thể”.

Phải thay đổi phải cạnh tranh

Nhiếp ảnh gia Lê Đức thừa nhận, càng ngày xã hội càng phát triển, xu hướng và góc nhìn của mọi người cũng từ đó thay đổi nhiều hơn.

Như gần 20 năm về trước, anh Đức được chú ý đến vai trò chụp ảnh nude nghệ thuật, phong cảnh và đời thường…Đặc biệt là chụp mẫu nude (ảnh khoả thân).

Thời đó, nghề nhiếp ảnh nude luôn bị nhiều điều tiếng bởi những nhiếp ảnh gia thường xuyên phải luôn nhắm vào những góc kín trên cơ thể con người, đặc biệt là với phái nữ. Đây cũng là công việc nhạy cảm, và những người chụp nude như anh Đức thường bị gắn mác “đam mê dục vọng”, “chụp ảnh chỉ để chơi bời”…

“Thời đó, nhiều cô gái ngồi gần tôi còn không dám vì nghĩ ông này bậy bạ. Nhưng hiện nay, suy nghĩ của mọi người cũng đã thoáng hơn, hiện đại hơn. Nên ánh nhìn với những nhiếp ảnh gia chụp nude cũng khác và bớt kỳ thị. Từ đó cũng giúp chúng tôi thoả sức sáng tạo hơn”, anh Đức chia sẻ.

Hơn nữa, nhiếp ảnh gia 40 tuổi luôn có một phương châm bất di bất dịch khi làm nghề “không vượt qua cám dỗ sẽ tạo nên những bức ảnh dở tệ”.

Cũng như sau 5 năm anh dừng chơi nghệ thuật phi thương mại, để chuyển hướng sang kiếm tiền bằng nghệ thuật, lập công ty riêng. Nhưng vì thấy môn nghệ thuật đam mê anh theo đuổi đang bị xâm lấn bởi công nghệ có sẵn, nên anh muốn quay lại để vừa khẳng định bản thân, vừa muốn quay lại tuổi trẻ để được chơi, đam mê với chụp ảnh nghệ thuật.

“Nghệ thuật là luôn cần phải sáng tạo. Đây là một áp lực lớn, đặc biệt là khi có thêm sự cạnh tranh của AI. Tuy nhiên, tôi cũng đã có hướng đi riêng cho mình với nghệ thuật sắp đặt, những câu chuyện có tính nhân văn. Để duy trì năng lượng sáng tạo cho bản thân, tôi luôn thay đổi chủ đề chụp ảnh liên tục theo một vòng tròn kép. Nếu tôi bội thực ảnh phong cảnh sẽ chuyển sang chụp ảnh đời thường. Chụp ảnh đời đã mệt thì tôi lại chuyển sanh chụp ảnh động vật, ảnh đời sống, ảnh nude", anh Đức chia sẻ.

Nhiều người lo ngại AI đang dần thay thế con người ở nhiều lĩnh vực

Anh Đức nói quan điểm sống của anh rất đơn giản. Khi đầu óc thoải mái thì anh làm việc, khi đầu óc 'lang thang' thì anh đi chơi. Anh cho biết bí quyết để anh vượt qua stress là "buông bỏ" đúng thời điểm. Nhờ vậy, anh không "nặng nề bất cứ thứ gì".

Cũng chính vì thế, thời gian tới, để cạnh tranh công bằng cùng AI anh Đức bật mí, anh có thể sẽ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bằng những câu chuyện thay vì đơn thuần là đặt tên cho bộ ảnh. “Từ đó sẽ tạo nên chất riêng cho người làm nghệ thuật, điều mà AI sẽ không thể làm được đến thời điểm hiện tại”, anh Đức cho hay.

Tin nổi bật