Nhà Trắng đã có những tranh cãi quanh việc Tổng thống Trump quyết định đến thăm khu vực phi quân sự liên Triều (DMZ) – một trong những nơi nguy hiểm bậc nhất hiện nay.
Nguyên nhân gây tranh cãi
Chuyến đi của một vị Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh tối cao quân đội Mỹ tới khu vực DMZ - nơi chia tách biên giới Triều Tiên - Hàn Quốc từ 64 năm nay và được coi là “nguy hiểm bậc nhất thế giới”, đã trở thành biểu tượng cho quyết tâm chống lại mối đe dọa Triều Tiên của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, động thái này cũng ẩn chứa những rủi ro nhất định mà Nhà Trắng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Kể từ thời cựu Tổng thống Ronald Reagan đến nay, tất cả các Tổng thống Mỹ (trừ cựu Tổng thống George H.W. Bush và đương kim Tổng thống Donald Trump), đều đã đặt chân tới khu phi quân sự liên Triều. Các nhà lãnh đạo Mỹ đều mặc áo khoác chống bom rộng rãi, đeo ống nhòm và đứng giữa vòng vây của các sĩ quan quân sự khi họ có mặt trên dải đất cằn cỗi tại vĩ tuyến 38 chia tách bán đảo Triều Tiên.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong chuyến thăm khu vực DMZ trên bán đảo Triều Tiên hồi tháng 4/2017. Ảnh: Straitstimes |
Hồi tháng 4/2017, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng đã thực hiện một nghi thức long trọng như vậy, ông khẳng định việc đi thăm DMZ là để Triều Tiên có thể "nhìn thấy quyết tâm của chúng ta".
Tuy nhiên, khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị cho một chuyến thăm kéo dài 12 ngày vào tháng 11 tới qua 5 quốc gia Châu Á nhằm tăng cường áp lực quốc tế lên Bình Nhưỡng thì tranh cãi lại nổ ra. Chính quyền Mỹ đang phân vân rằng liệu nhà lãnh đạo của họ có nên mạo hiểm như vậy trong thời điểm nhạy cảm này hay không.
Một số phụ tá lo lắng rằng chuyến viếng thăm có thể làm nóng thêm căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, trong khi những người khác tỏ ra quan ngại về sự an toàn cá nhân của ông Trump, theo Washington Post. Bên cạnh đó, các cựu quan chức phụ trách chính sách đối ngoại với các nước châu Á của cả 2 chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama và George W. Bush đều nói rằng sẽ rất không khôn ngoan nếu ông Trump không đi.
Không dừng lại ở đó, Nhà Trắng đang phải đối mặt với sự phản đối của chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và Bộ Ngoại giao Mỹ vì lo ngại rằng chuyến thăm này sẽ làm dấy lên cuộc khẩu chiến giữa ông Trump với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng phản đối chuyến thăm DMZ của ông Trump. Ảnh: Straitstime |
Đồng thời, các cố vấn của ông cũng Moon lo ngại chuyến thăm của ông Trump tới DMZ có thể làm tăng khả năng tính toán sai lầm, gây ra một cuộc đối đầu quân sự hoặc có những hậu quả không mong muốn khác như gây tổn hại cho thị trường tài chính châu Á hay làm gián đoạn kế hoạch cho Thế vận hội mùa Đông, sẽ được tổ chức tại PyeongChang, Hàn Quốc vào tháng 2/2018.
Đã có một số chuyên gia về chính sách đối ngoại nhạo báng sự lưỡng lự của Nhà Trắng. Hôm 17/10, ông Jeffrey Lewis, một chuyên gia không phổ biến vũ khí hạt nhân, điều hành một tài khoản Twitter phổ biến đăng bài viết rằng các quan chức Mỹ và Hàn Quốc đã đề nghị ông Trump cách xa DMZ.
Phát ngôn viên Nhà Trắng từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này, đồng thời cho biết chính phủ Mỹ chưa sẵn sàng công bố lịch trình chi tiết chuyến đi của Tổng thống Trump ở thời điểm hiện tại. Về phần mình, khi được hỏi liệu ông có lo ngại kế hoạch thăm DMZ sẽ "khiêu khích" Triều Tiên không, ông Trump cho biết "sẽ cân nhắc đến điều này".
Tình hình phức tạp trên bán đảo Triều Tiên
Trong quá khứ, ông Trump đã có rất nhiều phát biểu khiêu khích nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un liên quan đến việc Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng nhiều lần nhạo báng ông Kim là "gã tên lửa", và ông tuyên bố trong một bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc (LHQ) hồi tháng trước rằng Mỹ đang chuẩn bị "tiêu diệt hoàn toàn" Triều Tiên nếu cần.
Ông Kim Jong-un sau đó đã phản ứng bằng lời hùng biện của riêng mình, gọi ông Trump "một đứa trẻ hoang tưởng", và đe dọa tấn công đảo Guam – lãnh thổ của Mỹ cũng như tiến hành thử nghiệm thiết bị hạt nhân trên Thái Bình Dương.
Nếu chuyến thăm được tiến hành như kế hoạch, ông Trump sẽ có rất nhiều cơ hội để nói trao đổi về vấn đề Triều Tiên, bắt đầu bằng một chuyến tham quan căn cứ quân sự Pearl Harbor tại Hawaii trước khi chính thức tới các nước Châu Á. Tại Tokyo, Tổng thống Mỹ được lên kế hoạch gặp gỡ cha mẹ của một cô gái Nhật bị các đặc nhiệm Triều Tiên bắt cóc cách đây 4 thập kỷ. Tại Seoul, ông sẽ phát biểu ngay trọng hội nghị quốc gia Hàn Quốc.
Chuyến thăm của ông Trump sẽ gửi đi thông điệp sâu sắc. Ảnh: VOA |
Các quan chức Mỹ cũng cho rằng việc tổng thống đích thân tới DMZ sẽ gửi một thông điệp sâu sắc hơn tới các binh sĩ Mỹ ở Hàn Quốc - những người đang tuần tra tại khu vực biên giới chỉ cách phía bắc thủ đô Seoul gần 30 km cũng như các lực lượng thù địch. Mỹ khẳng định vẫn duy trì cam kết đối với hiệp ước quốc phòng song phương với đồng minh Hàn Quốc từ sau chiến tranh liên Triều (1950-1953).
Ông Daniel Russel, người từng là trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời cựu Tổng thống Obama, và bây giờ là thành viên cao cấp của Hiệp hội Châu Á nói: "DMZ hoạt động như một bộ khuếch đại. Thông điệp sẽ mang sức nặng hơn khi nó được phát đi từ một chốt chỉ huy quân sự ở ngay cửa ngõ Triều Tiên".
Người tiền nhiệm của ông Donald Trump là ông Barack Obama đã đến thăm DMZ trong một chuyến công du năm 2012 tới Seoul để tổ chức hội nghị thượng đỉnh về vũ khí hạt nhân, nói với quân đội rằng "sự tương phản giữa Hàn Quốc và Triều Tiên không thể rõ ràng hơn, cả về tự do lẫn về sự thịnh vượng".
Các quan chức ở Seoul và Tokyo rất mong ông Trump sẽ tái khẳng định lại cam kết của ông đối với các hiệp ước quốc phòng mà Mỹ đã ký với các đồng minh Đông Á. Trước đây, Tổng thống Mỹ đã làm cho người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe bất an bằng cách chỉ trích sự mất cân bằng thương mại của Mỹ với các quốc gia này, dọa rút khỏi Hiệp định Thương mại Châu Á Thái Bình Dương và yêu cầu đàm phán lại hiệp định thương mại song phương với Hàn Quốc mà ông Obama đã ký trong năm 2011.