Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhà phân phối tố bị Vicem "bức tử": Ý kiến của người trong cuộc

(DS&PL) -

Trước ý kiến của đại diện các nhà phân phối về quyết định dồn thương hiệu, đại diện của Vicem khẳng định: “Các anh chị đang tự tạo ra quá nhiều áp lực không cần thiết”.

Trước ý kiến của đại diện các nhà phân phối về quyết định dồn thương hiệu, đại diện của Vicem khẳng định: “Các anh chị đang tự tạo ra quá nhiều áp lực không cần thiết”.

Vừa qua, sau khi một số nhà phân phối (Đại lý cấp 1) của Công ty Xi măng Vicem Bút Sơn  (đơn vị thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - Vicem) cho rằng mình bất ngờ bị "bức tử" do quyết định số 459/VICEM-QLTT&TH về việc hợp nhất thương hiệu xi măng ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, chiều 19/3, tại cuộc họp sơ kết về tình hình tiêu thụ xi măng trong Quý I.2017, Ban lãnh đạo Xi măng Vicem Bút Sơn, đại diện Vicem đã có những trao đổi trực tiếp với các nhà phân phối về vấn đề này.

Mặc dù báo chí không được mời tham dự, tuy nhiên, theo thông tin mà phóng viên nhận được từ một số nhà phân phối, phát biểu ý kiến tại cuộc họp nội bộ, Vũ Xuân Bắc – đại diện nhà phân phối Bắc Huế, đơn vị cho rằng hiện đang bị tác động trực tiếp từ quyết định 459 khẳng định: “Bàn giao thị trường cho Vicem Bỉm Sơn tại địa bàn Nam Định, Vĩnh Phúc và một số địa bàn khác - như báo chí đã đưa tin, đồng nghĩa với việc chúng tôi bị  “bức tử” vào ngày ngày 1/4 này.

Nhà phân phối bày tỏ quan điểm tại buổi họp chiều ngày 19/3. 

Ông Bắc chia sẻ: "Khi Bút Sơn chưa có thị trường tại Hải Hậu và 6 xã Trực Ninh thì chính ông Nguyễn Thế Hùng – GĐ Xí nghiệp tiêu thụ của Công ty đã tới nhà tôi không dưới 7 lần để mời tôi làm nhà phân phối cho xi măng Vicem Bút Sơn. Tôi không biết ông Hùng có còn nhớ những lời cam kết là tạo lập thị trường lâu dài cho nhà phân phối hay không. Và tại Hội nghị tổng kết công tác tiêu thụ của Xi măng Vicem Bút Sơn ngày 24/12  tại Tp Hạ Long, ông Lương Quang Khải - Chủ tịch HĐQT Vicem cùng với Hội đồng thành viên Vicem đã đứng lên cam kết với các nhà phân phối là sẽ tạo dựng thị trường và Tổng sẽ chỉ đạo Vicem Bút Sơn “giao đất giao rừng” (thị trường – PV) cho các nhà phân phối. Chúng tôi đã hoàn toàn tin tưởng vào những lời hứa đó. Và ngày 14/12/2016, chúng tôi đã ký kết hợp đồng với Vicem Bút Sơn, Hợp đồng mua bán xi măng số 36/HĐ-BTS-XNT, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 cho đến hết ngày 31/12/2017. 

Thế nhưng, không hiểu lý do gì, Vicem Bút Sơn lại bất ngờ chuyển giao chúng tôi về với Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Vicem Bỉm Sơn). Trước kia, tin tưởng vào lời hứa, cam kết của các lãnh đạo, chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền vào bến bãi, phương tiện, công nhân, nhà xưởng và tiến hành làm thị trường.

Tôi biết, có nhiều đại lý còn làm với các thương hiệu khác. Còn bản thân tôi đã từ bỏ rất nhiều bạn hàng và chỉ trung thành với Vicem, vì Vicem. Thế nhưng tôi nhận được gì đây?

Cũng như ông Cường đã nói ngay từ đầu hội nghị, là “bàn giao thị trường về Vicem Bỉm Sơn”. Nhưng các anh nên hiểu, các anh không thể bàn giao chúng tôi như quả bóng, thích đá sân nào thì đá. Các anh đang dồn chúng tôi vào tình huống chết đột tử. Và ngày 31/3 là ngày khai tử của chúng tôi. Vậy nên đó là lý do chúng tôi phải kêu cứu cơ quan hữu quan và cơ quan chủ quản Vicem.

Kinh doanh thì phải có đạo đức. Thấm nhuần tinh thần đó, nhiều năm qua, chúng tôi không đặt lợi nhuận lên trên hết mà tập trung làm thị trường để có chỗ đứng. Chúng tôi đã cam kết với các bạn hàng rằng, nhà phân phối Bắc Huế chỉ kinh doanh xi măng Bút Sơn nhãn hiệu quả địa cầu, nơi sản xuất là Kim Bảng, Hà Nam. Và trong khi sự chênh lệch giữa giá xi măng gốc tại Hà Nam và xi măng gia công tại Tam Điệp (Ninh Bình) lên tới 20 nghìn đồng/tấn, chúng tôi vẫn chấp nhận nhập hàng từ Hà Nam và hưởng lợi nhuận chỉ vài nghìn đồng/tấn. Tất cả vì chữ tín. Chúng tôi đã hết mình vì thương hiệu Vicem Bút Sơn

Thế nhưng, văn bản chỉ đạo của Vicem do ông Trần Việt Thắng ký vừa qua đã chỉ đạo Vicem Bút Sơn xóa bỏ hợp đồng với chúng tôi. Đây là việc làm vi phạm Pháp Luật, coi thường các nhà phân phối, không coi chúng tôi là đối tác.

Chính vì vậy, theo yêu cầu của tôi, thứ nhất, tôi đề nghị Công ty cổ phần Vicem Bút Sơn buộc phải thực hiện hợp đồng đã ký đối với Công ty Bắc Huế.

Thứ hai, nếu chúng tôi được tiếp tục phân phối Vicem Bút Sơn nhãn hiệu quả địa cầu thì ông Lưu Đình Cường – TGĐ Vicem Bút Sơn phải có trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban nghiệp vụ liên quan giữ nguyên chính sách bán hàng, tạo điều kiện đồng hành cùng nhà phân phối chứ không được đẩy giá lên để nhà phân phối chúng tôi tự chết.

Thứ ba, phải có trả lời chúng tôi về thời gian tiếp theo, là công ty Bắc Huế có tiếp tục được kinh doanh xi măng Bút Sơn nữa hay không, hay là đến hết năm 2017 thì chấm dứt luôn hợp đồng? Và những thiệt hại sau quyết định này thì ai chịu cho chúng tôi?

Xây dựng thương hiệu, thị trường không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là cả một quá trình. Bây giờ, thị trường mới bắt đầu đi vào ổn định thì lại xuất hiện chủ trương này. Liệu ông Tổng Giám đốc Vicem Trần Việt Thắng có dám khẳng định là chủ trương này sẽ thành công mỹ mãn hay không?

Vấn đề hợp nhất thương hiệu và chuyển giao thị trường tại Vicem khiến nhiều nhà phân phối bức xúc. Ảnh minh họa

Tiếp đó, bà Phạm Thị Bích Liên – Đại diện nhà phân phối Phúc Vinh nêu ý kiến: “Việc dừng hợp đồng đột ngột giữa chừng vào ngày 01/4 này khiến chúng tôi trở tay không kịp. Công nợ chưa thể thu, công ty đẩy chúng tôi vào tình thế khó khăn, lâm vào nợ nần chồng chết, nguy cơ phá sản. Ông Nguyễn Anh Quân - Trưởng phòng Quản lý Thị trường và Thương hiệu của Vicem khẳng định, Vicem không chịu trách nhiệm về khoản nợ này, tôi chấp nhận. Nhưng thời hạn hợp đồng của tôi là đến hết ngày 31/12/2017, tôi yêu cầu phía Vicem cũng như Vicem Bút Sơn tiếp tục cho tôi bán hàng để tôi thu hồi công nợ. Hết hợp đồng tôi cũng xin dừng luôn. Tôi đã quá sợ rồi!”

Trong khi đó, ông Tạ Hữu Khôi – Nhà phân phối TNC Bắc Ninh nhận định: "Việc hợp nhất thương hiệu là một sự tất yếu trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay. Nhưng lãnh đạo công ty cũng công ty có thể cho chúng tôi biết lộ trình rõ ràng hơn, để chúng tôi có đủ thời gian, đủ bình tĩnh để ứng xử hơn, chủ động hơn trong trong thu hồi công nợ cũng như sắp xếp định hướng kinh doanh mới.

Bản thân tôi hôm nay đến đây thì cũng mới biết là có quyết định số 459. Vậy chỉ mong lãnh đạo nếu có chủ trương tiến hành hợp nhất thương hiệu thì cũng cho chúng tôi biết lộ trình để có cách ứng xử để giảm thiểu thiệt hại. Hai nữa, dù là hợp đồng kinh tế cũng nên có văn hóa, làm sao để giảm thiểu bức xúc".

Trước một số ý kiến đưa ra, đại diện Vicem - ông Nguyễn Anh Quân khẳng định:  “Những bức xúc vừa rồi của các nhà phân phối, tôi nghĩ trước nhất là xuất phát từ khâu truyền thông ở cả Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn, Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, Công ty cổ phần xi măng Hoàng Thạch và cả từ Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Cái này chúng tôi sẽ phải điều chỉnh lại, để đảm bảo khi tất cả các chương trình được thực hiện phải được truyền thông một cách đầy đủ. Từ đó, tôi tin chúng ta có sự đồng hành với nhau tốt hơn.

Liên quan đến các ý kiến từ các nhà phân phối địa bàn Nam Định, tôi chia sẻ luôn, là trước khi đi làm thị trường Nam Định, tôi cũng có nghiên cứu một loạt thông tin chính thống và không chính thống tại địa bàn này. Và sau đó, chính tôi cũng xuống hẳn thị trường này tìm hiểu. Tất cả các thông tin chúng tôi trao đổi thì các anh các chị hãy tin đó là những thông tin chính thống. Còn nói với nhau những cái nó không chính thống thì nên nói ở ngoài cuộc họp.

Hôm trước tôi cũng có xuống tôi gặp anh Bắc – chủ đại lý Bắc Huế, tôi cũng nói, cho đến giờ phút này, Tổng công ty hay Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn hay Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn chưa có bất cứ một phán quyết gì là sẽ chọn ai, là sẽ bỏ ai. Tuy nhiên, quá trình sắp xếp, chúng ta không thể kỳ vọng rằng, tất cả hệ thống ấy khi tích hợp lại lại có thể giữ nguyên toàn bộ mà phải có sự sắp xếp, xáo trộn. Tuy nhiên, dù là ở đại lý cấp bao nhiêu, chúng tôi cũng phải tính toán, lựa chọn, đặt quyền lợi cho các đại lý được khoanh vùng ở một địa bàn nào đấy, bảo vệ quyền lợi cho các anh bán hàng.

Thứ hai, có thể mọi người đang suy nghĩ theo chiều hướng thái quá, là chúng ta dùng “khai tử’ là không phải. Chúng tôi luôn quan niệm là cửa hàng, đại lý hay nhà phân phối đều là bạn hàng của Vicem. Khi chúng ta đặt quan hệ của chúng ta lên bàn, nó có thể là hợp đồng kinh tế. Chúng  ta cứ mang hợp đồng ra. Cái gì đã là chữ ký, chúng ta tôn trọng chữ ký đó. Pháp luật bảo vệ các anh thì pháp luật cũng bảo vệ chúng tôi.

Ở thời điểm vô cùng khó khăn này, khi muốn các anh chị đồng hành với công ty trong một công cuộc đổi mới, các anh chị xúm vào làm, chúng tôi ghi ơn.  Còn các anh chị không thoải mái, chúng ta cứ theo hợp đồng mà làm. Trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực, chúng ta cứ theo đó mà thực hiện.

Tới thấy điểm này, khi thấy công ty có chủ trương làm, chúng ta cùng xúm lại với Công ty như một người bạn đồng hành thì sẽ thấy mọi việc nó suôn sẻ. Tuy nhiên, tôi cũng mở ngoặc là trong giai đoạn khó khăn này, “gái có công, chồng không phụ”. Thành công thì cuối năm chúng ta được hưởng, cùng chia sẻ. Còn các anh chị đang tạo ra những sự căng thẳng không cần thiết.

Không ai khai tử các hợp đồng mà các anh các chị đã ký nếu hai bên không ai vi phạm. Còn sau 31/12, tôi nói lại, thị trường thay đổi, hợp đồng có thể thay đổi. Không ai có thể nói trước được hợp đồng này có thể được ký 5 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa. Đó là chúng ta đang rất sòng phẳng với nhau. Nếu ai cảm nhận được sự thay đổi này là có lợi thì chúng ta cùng đồng hành. Còn hiện nay, các anh chị đang đưa tất cả các thông tin ra ngoài, chúng tôi vẫn tôn trọng điều đó. Không ai ngăn cản. Tuy nhiên, chúng ta phải làm cho đúng. Công ty cho tới giờ phút này chưa có bất cứ một văn bản nào, chưa có một chỉ đạo  nào rằng các anh phải khai tử các hợp đồng đấy.

Trường hợp của đại lý Phúc Vinh, nếu không muốn gia nhập công cuộc chuyển giao này, thì hoàn toàn có quyền được làm tiếp hợp đồng. Vicem Bút Sơn có trách nhiệm làm tiếp với đại lý cho đến hết thời hạn hợp đồng.

Trả lời ý kiến của đại diện nhà phân phối TNC, ông Quân cho rằng: "Về lộ trình, chúng tôi vẫn đang thiết lập, và phải chia sẻ thẳng thắn là câu chuyện thị trường tùy vào từng thời điểm. Cuộc chơi thị trường là cuộc chơi không thể “tính người trên mâm” vì chúng tôi còn phải căn cứ vào những cái đang chuyển đổi".

Về câu hỏi của bà Liên: “Nếu làm tiếp hợp đồng thì cơ chế giữ nguyên hay như nào, hay cho bán tiếp nhưng lại ép tôi, bức tử nhà phân phối, loại tôi ra khỏi cuộc chơi? Ông Quân khẳng định: “ Tất cả chính sách của Tổng và các công ty thành viên phải đi theo hơi thở thị trường chứ không cam kết. Chính sách hợp đồng có thể thay đổi từng tháng, từng quý.

Tổng giám đốc Vicem Bút Sơn – ông Lưu Đình Cường bổ sung: “Hợp đồng đã ghi rõ rồi, cơ chế là thực hiện theo các quyết định của Xi măng Bút Sơn ban hành tại từng thời điểm, tùy thuộc vào tình hình thị trường. Hơn nữa, qua ý kiến của anh Quân, cũng mong các nhà phân phối cùng đồng lòng, đồng sức, vì nó mang lại lợi ích chung cho tất cả mọi người”.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về phàn hồi của các nhà phân phối về quyết định gây tranh cãi của Vicem.

Tin nổi bật