Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh bạch hầu

(DS&PL) -

Bệnh bạch hầu là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở đường thở trên hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám.

Bệnh bạch hầu là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở đường thở trên hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong

Bạch hầu là tình trạng nhiễm trùng ở đường thở trên hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám, mà khi hiện diện tại vùng thanh quản hay khí quản, có thể gây ra thở rít và tắc nghẽn. Bị ở mũi có thể làm trẻ chảy máu mũi. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong

Hiện nay, đã có thuốc để điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Ngay cả khi điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong với tỷ lệ 3% những người mắc bệnh bạch hầu tử vong, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh bạch hầu

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, một loại vi khuẩn tên là Corynebacterium diphtheria gây ra bệnh bạch hầu. Bệnh thường lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua việc tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, ví dụ như cốc hoặc khăn giấy đã qua sử dụng. Bạn cũng có thể bị nhiễm bạch hầu nếu bạn ở gần những người bệnh mà họ lại ho, hắt hơi hoặc xì mũi. Kể cả khi người bệnh không biểu hiện triệu chứng của bệnh thì họ vẫn có khả năng lây truyền vi khuẩn cho người khác sau khoảng 6 tuần, kể từ khi bắt đầu nhiễm khuẩn.

Vi khuẩn bạch hầu thường ảnh hưởng nhiều nhất đến mũi và họng. Một khi bạn đã bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ giải phóng ra độc tố, độc tố này sẽ xâm nhập vào dòng máu, gây ra các lớp màng dày, màu xám ở: Mũi; Họng; Lưỡi; Đường thở (khí quản)

Trong một số trường hợp, những độc tố do vi khuẩn tiết ra có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm tim, não và thận. Do vậy, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng, ví dụ như viêm cơ tim, liệt hoặc suy thận.

Triệu chứng thường gặp của bệnh bạch hầu

Cũng theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh triệu chứng của bệnh bạch hầu thường sẽ xuất hiện trong vòng 2-5 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Một số người sẽ không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào trong khi một số người khác sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ và thường bị nhầm là nhiễm cảm lạnh thông thường.

Triệu chứng dễ nhận thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là hình thành mảng màu xám, dày ở họng và amiđan. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm: Sốt; Ớn lạnh; Sưng các tuyến ở cổ; Ho như chó sủa; Viêm họng, sưng họng; Da xanh tái; Chảy nước dãi; Có cảm giác lo lắng, sợ hãi nói chung.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể sẽ xuất hiện thêm trong quá trình bệnh tiến triển, bao gồm: Khó thở hoặc khó nuốt; Thay đổi thị lực; Nói lắp; Các dấu hiệu sốc, ví dụ như da tái và lạnh, vã mồ hôi và tim đập nhanh

Bạn cũng có thể bị bệnh bạch hầu ở da nếu bạn sống ở các vùng nhiệt đới hoặc sống trong môi trường vệ sinh không đảm bảo. Bạch hầu da thường gây ra các vết loét và mẩn đỏ trên da.

Phương pháp điều trị bệnh bạch hầu

Kháng độc tố: Dùng ngay 40.000 đơn vị kháng độc tố bạch hầu (TB hoặc TM), vì chậm trễ có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Vì có một nguy cơ nhỏ có thể bị phản vệ nặng với huyết thanh ngựa trong kháng độc tố, do đó đầu tiên cần thử test trong da trước để phát hiện quá mẫn và phải trong tư thế sẵn sàng điều trị sốc phản vệ.

Kháng sinh: Dược sĩ cho biết bất kỳ trẻ nào nghi ngờ bạch hầu đều cần được tiêm bắp sâu mỗi ngày với procaine benzylpenicillin liều 50mg/kg (tối đa 1,2g) trong 10 ngày. Thuốc này không nên tiêm tĩnh mạch.

Liệu pháp oxy: Tránh thở oxy trừ phi bắt đầu có tắc nghẽn đường thở. Các dấu hiệu như thở rút lõm ngực nặng hay bứt rứt có nhiều khả năng là chỉ định của mở khí quản (hay đặt nội khí quản) hơn là cho thở oxy. Ngoài ra, sử dụng catheter mũi hay mũi hầu có thể làm trẻ khó chịu và mau thúc đẩy đến tình trạng tắc nghẽn đường thở. Tuy nhiên, nên cho thở oxy nếu bắt đầu có tình trạng tắc nghẽn và đặt nội khí quản hay mở khí quản được cho là cần thiết.

Mở khí quản/đặt nội khí quản: Mở khí quản chỉ nên thực hiện bởi đội ngũ có kinh nghiệm, khi có dấu hiệu của tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, như thở rút lõm ngực nặng và bứt rứt. Khi đó, mở khí quản cấp cứu cần được thực hiện. Đặt nội khí quản qua miệng là thủ thuật thay thế, nhưng có thể làm bong tróc giả mạc và không thể giải phóng tắc nghẽn.

Điều trị hỗ trợ: Nếu trẻ bị sốt (≥ 39 độ C) làm trẻ khó chịu, dùng paracetamol. Khuyến khích trẻ ăn và uống. Nếu trẻ khó nuốt, có thể nuôi ăn qua ống sonde mũi dạ dày. Ống sonde dạ dày nên được đặt bởi bác sĩ có kinh nghiệm, hoặc nếu có thể, bởi bác sĩ gây mê. Tránh thăm khám thường xuyên và thực hiện các thủ thuật xâm lấn khi có thể hoặc tránh quấy rầy trẻ khi không cần thiết.

Nguyễn Quý

Tin nổi bật