Các phi tần trong lịch sử Trung Quốc thường rất khó có khả năng mang thai, nhiều người suy đoán rằng nguyên nhân chủ yếu là âm mưu cung đấu nhưng thực tế không phải vậy.
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, các nữ nhân trong hậu cung đều là mẫu dĩ tử quý (phú quý của người mẹ dựa vào con cái) bởi nhiều người cho rằng việc phi tần không có con như đã mất đi chỗ dựa. Tuy nhiên trên thực tế, hậu cung có hàng trăm phụ nữ nhưng không phải ai cũng được nhà vua sủng ái và yêu mến, vì vậy không phải ai cũng được sinh con đẻ cái cho nhà vua.
Ảnh minh họa trong phim "Hậu cung Như Ý truyện". |
Có rất nhiều phi tần, mỹ nữ sống cả đời trong cung nhưng chưa một lần được vua chọn để "thị tẩm", một số người may mắn được phục vụ hoàng đế một lần nhưng như thế là chưa đủ để mang thai.
Nhiều người cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các phi tần khó có khả năng mang thai là do âm mưu cung đấu giữa hàng trăm nữ nhân trong cung. Trong suy nghĩ của nhiều người, để hạ gục đối thủ của mình, các phi tần hậu cung sẽ dùng mọi cách để hạ độc, dẫn dụ hay khiến phi tần khác sẩy thai, sinh non.
Nhưng thực tế là không có quá nhiều âm mưu như thế được thực hiện trót lọt, bởi vì bất kể hậu cung của triều đại nào cũng đều bị kiểm soát rất chặt chẽ. Hoàng đế là người có thể quyết định việc phi tần có thể mang thai hay không.
Ảnh minh họa trong phim "Diên hy công lược". |
Cụ thể, nếu không muốn phi tần vừa được "thị tẩm" mang long thai, hoàng đế sẽ ra lệnh cho thái giám thực hiện một loạt hành động. Họ sẽ ấn vào một huyệt đạo trên mông của vị phi tần, sau đó liên tục ấn vào bụng để tinh dịch chảy ra ngoài, hạn chế cơ hội mang thai. Trong một số trường hợp, hoàng đế có thể ban thuốc tránh thai cho phi tần mình vừa "thị tẩm".
Lý do khiến Hoàng đế phải làm vậy là để tránh những sự tranh giành trong hậu cung. Vì một phi tần mang thai sẽ được hoàng đế sủng ái hơn, nếu là con trai có thể được phong làm hoàng tử, nằm trong danh sách nối ngôi vua, người mẹ cũng nhờ cậy con mà nâng vị thế của mình lên. Ngoài ra, một số vị phi tần được tuyển chọn vào cung là để củng cố thế lực của nhiều dòng họ.
Với nguyên nhân này, Hoàng đế sẽ quyết định ai sẽ được phép và ai sẽ không được phép mang long thai, cứ như vậy nên ngày càng ít các phi tần trong cung có khả năng mang thai.
Bích Thảo (T/h)