Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nguyên nhân khó ngờ khiến nhiều người trẻ dễ mắc bệnh tim mạch, ung thư

(DS&PL) -

Theo báo cáo WHO, hơn 1/4 người trưởng thành trên toàn thế giới đang có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch và ung thư chỉ vì không hoạt động đủ mức yêu cầu.

Theo báo cáo WHO, hơn 1/4 người trưởng thành trên toàn thế giới đang có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch và ung thư chỉ vì không hoạt động đủ mức yêu cầu.

Mắc bệnh do không chịu vận động đủ mức

Các bác sĩ cảnh báo rằng, trong suốt 2 thập kỉ trở lại đây, mặc cho những nỗ lực kêu gọi mọi người thay đổi lối sống tích cực và khỏe mạnh, hơn 1,4 tỷ người trưởng thành vẫn thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh nan y chỉ vì không chịu tập thể dục, thể thao.

Tại các quốc gia giàu có, con người hưởng thụ một lối sống tiện nghi thoải mái và ít vận động thì có tới 1/3 phụ nữ và 1/4 đàn ông bị mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường và ung thư.

Tạp chí The Lancet Global Health đăng bài nghiên cứu khẳng định: "Hoạt động thể chất không đủ là yếu tố nguy cơ hàng đầu cho các bệnh không lây nhiễm, và có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần cũng như chất lượng cuộc sống của con người".

Đạp xe là hình thức "vận động vừa phải" mà WHO khuyên mỗi người nên làm ít nhất 150 phút mỗi tuần - Ảnh Alamy.

WHO khuyến nghị mỗi người trưởng thành mỗi tuần cần tập thể dục ít nhất 150 phút ở "cường độ vừa phải" - chẳng hạn như đi bộ nhanh, bơi lội hoặc đạp xe - và 75 phút hoạt động ở "cường độ mạnh" như chạy bộ hoặc chơi các môn thể thao đồng đội.

Nghiên cứu mức độ hoạt động của 1,9 triệu người ở 168 quốc gia trên toàn thế giới trong năm 2016, các nhà nghiên cứu nhận thấy không có bất kì sự cải thiện nào về mức độ hoạt động thể chất của con người kể từ năm 2001, mặc cho nhiều sáng kiến ​​y tế công cộng tuyên truyền khuyến khích lợi ích của việc tập thể dục.

Hơn một phần tư số người lớn trên thế giới (1,4 tỷ người) đang ngày càng trở nên "ù lì" cả về thể xác lẫn tâm thần vì không hoạt động đủ mức.

Nguyên nhân của sự thiếu vận động ở người trưởng thành

Nhóm tác giả nghiên cứu nhấn mạnh một số xu hướng đáng lo ngại như sự phân chia rõ rệt về tỷ lệ tập luyện giữa các quốc gia nghèo và giàu, giữa nam và nữ.

WHO cảnh báo: lối sống ít hoạt hoạt động, đặc biệt tại các nước phát triển, là rất nguy hại cho sức khỏecủa con người -Ảnh Alamy.

Có một sự thật là quốc gia càng giàu thì con người lại càng hay làm việc tại chỗ với thời gian lâu hơn, ăn những loại thức ăn giàu calo một dễ dàng hơn nhưng cũng ít vận động hơn. Do vậy, những sát thủ không lây nhiễm như Alzheimer, bệnh tim mạch... cũng cao hơn gấp hai lần so các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, hiện tại các nước đang phát triển cũng có tốc độ đô thị hóa nhanh. Khi những người nông dân vốn có đời sống hoạt động thể chất lành mạnh đột nhiên phải sống trong môi trường đô thị, nơi mà họ không có việc gì để làm hoặc chuyển qua những công việc ít vận động, thì sự so sánh này có lẽ sẽ không còn tuyệt đối nữa.

Tại bốn quốc gia là Kuwait, Samoa thuộc Mỹ, Ả Rập Xê-Út và Iraq - có hơn một nửa số người trưởng thành được phân loại là không vận động đủ mức. Nguyên nhân cho vấn đề này không chỉ là do sự giàu có mà đôi khi còn do thời tiết.

Chẳng hạn như Kuwait, đất nước dầu mỏ này thường xuyên có nhiệt độ ngoài trời ở mức trên 45 độ C, con số 2/3 người trưởng thành (67%) thiếu hoạt động do thích ở lỳ trong nhà là điều có thể lý giải.

Nhà nghiên cứu Melody Ding của Đại học Sydney (Australia) cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng lười vận động đặc biệt cao ở một số quốc gia còn do văn hóa và môi trường.

Các tiến bộ công nghệ ngày nay đã làm thay hầu hết những việc cần hoạt động của con người và chúng ta đang chuyển sang các công việc gắn bó với chiếc bàn nhiều hơn thay vì lao động thể chất. Trong cuộc sống thì thang máy thay cho cầu thang bộ, ô tô thay thế cho các hoạt động du lịch...

Bà nói: "Tiến bộ công nghệ đã làm cho cuộc sống của chúng ta thuận tiện hơn, nhưng cũng kém tích cực hơn."

Phụ nữ thường bị giới hạn về hoạt động nhiều hơn nam giới ở nhiều nơi trên thế giới - Ảnh Alamy.

Nghiên cứu còn cho thấy, tại những quốc gia có nạn phân biệt giới tính cao như Bangladesh, Eritrea, Ấn Độ, Iraq... phụ nữ bị tụt hậu so với nam giới ở hầu hết các lĩnh vực, kể cả trong hoạt động thể chất.

Tại những nước này, phụ nữ thường được nhồi nhét ý tưởng là nên ở nhà, chăm sóc chồng con và quản lý công việc nội trợ thay vì ra ngoài xã hội kiếm sống, và những công việc lặt vặt này đã chiếm hết thời gian của họ, chẳng có lúc nào rảnh mà tập thể dục cả.

Minh Minh (Theo SCMP)

Tin nổi bật