Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

(DS&PL) -

Các gia đình cần hiểu rõ nguyên nhân, cách phòng bệnh sốt xuất huyết để kịp thời bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn nguy cơ "dịch chồng dịch".

1. Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Chúng sinh sôi mạnh mẽ nhất là vào mùa mưa, phát triển nhiều ở những nơi ẩm thấp, tù đọng và cây cối um tùm. Bệnh này có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành do bị muỗi đốt nên Tổ chức Y tế thế giới WHO đã luôn đề cao cảnh báo cần phải phòng chống sốt xuất huyết thường xuyên.

Chú thích ảnh

2. Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết

Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.

Giai đoạn sốt: Người bệnh xuất hiện sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài từ 2 - 7 ngày, khó hạ sốt; mệt mỏi, đau đầu, đau nhức hốc mắt, đau các khớp, đau mỏi người, có thể có viêm long đường hô hấp trên; chán ăn, cảm giác buồn nôn và nôn; da xung huyết, có thể có biểu hiện những chấm xuất huyết dưới da.

Giai đoạn nguy hiểm (hay gọi là giai đoạn xuất huyết): Thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Biểu hiện sốt có thể giảm nhưng không thể nghĩ rằng người bệnh đang hồi phục mà ngược lại cần phải đặc biệt theo dõi sự xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng, có những biểu hiện xuất huyết rất đa dạng (do giảm tiểu cầu trong máu), là giai đoạn nhiều biến chứng xảy ra.

Trong giai đoạn này, người bệnh xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết, thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. Chảy máu mũi, chân răng, chảy máu cam. Những biến chứng nặng hơn sẽ xuất hiện: bệnh nhân có thể bị chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết não. Có thể bị hạ huyết áp do hiện tượng cô đặc máu nếu không bù đủ dịch bệnh nhân. Ở giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi sát sao và xét nghiệm tiểu cầu thường.

Chú thích ảnh

Giai đoạn hồi phục: Người bệnh hết sốt trên 48 giờ, đỡ mệt, tổng trạng tốt lên, thèm ăn và tiểu tiện nhiều hơn, xét nghiệm tiểu cầu bắt đầu tăng.

Khi người bệnh có dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết không nên chủ quan cần đi khám và theo dõi tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết rất đa dạng, có thể từ nhẹ đến nặng và hiện nay chưa có biện pháp phòng bệnh và điều trị đặc hiệu.

3. Cách phòng tránh sốt xuất huyết

Theo Sức khỏe & Đời sống, mọi người hay nhầm tưởng chỉ những nơi mất vệ sinh như: cống rãnh, ao tù là địa điểm sinh sôi, cư trú của muỗi vằn. Nhưng không phải, muỗi vằn truyền bệnh vẫn được gọi là "muỗi nhà vua" bởi nó cư trú ở môi trường nước sạch để lâu ngày.

Muỗi vằn có thể cư trú ở ngay trong chính ngôi nhà chúng ta ở như: bể nước cá cảnh, hòn non bộ, bình cắm lọ hoa có nước lưu cữu, nước để trên ban thờ, nước mưa đọng tại những mảnh vỡ gạch, đá trên xóm ngõ hoặc sân thượng... Vì vậy, cần chú ý thay nước, rửa dọn đồ vật trong nhà, không để nước lưu cữu sẽ là môi trường cho bọ gậy phát triển, sinh nở thành muỗi vằn.

Lưu ý rằng, trên các nhà cao tầng cũng có muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết. Vì vây, khi phun hóa chất diệt muỗi, cần phun ở tất cả các tầng trong nhà, nhằm diệt hết được đàn muỗi, tránh tình trạng muỗi di chuyển từ tầng dưới lên tầng trên, từ nhà này sang nhà khác.

Bên cạnh đó, mọi người có thể sử dụng sản phẩm chống muỗi dạng xịt hoặc kem với thành phần an toàn để bảo vệ bản thân, gia đình. Sốt xuất huyết có thể chủ động phòng tránh, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 còn biến động.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật