Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nguyên cục trưởng cục Y tế Dự phòng: "... Nên bỏ thói quen ôm hôn vì có khả năng lây COVID-19"

  • Hiếu Nguyễn
(DS&PL) -

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên cục trưởng cục Y tế Dự phòng cho biết, virus có thể dính vào lông và cơ thể của động vật và nếu tải lượng virus trong cơ thể của thú nuôi, động vật đạt ngưỡng cao thì khả năng lây nhiễm càng mạnh.

Mới đây, bộ Y tế đã ban hành quyết định 4156 về “Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà”. Đáng chú ý, theo nội dung hướng dẫn trên, bộ Y tế cảnh bảo việc COVID-19 có thể lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người qua tiếp xúc. Trong đó lây khi tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm (bắt tay, ôm hôn), tiếp xúc gián tiếp (chạm tay vào các bề mặt nhiễm virus rồi đưa lên miệng, mắt, mũi của mình).
 
Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo đối với gia đình có vật nuôi, người nhiễm không nên tiếp xúc với vật nuôi vì đã có bằng chứng cho thấy virus lây lan sang động vật. Người cùng nhà với người không nhiễm cũng không nên tiếp xúc gần với vật nuôi. Không để vật nuôi tiếp xúc với người và các động vật khác ngoài gia đình.
 
Khuyến cáo trên của bộ Y tế khiến nhiều người dân đang nuôi động vật như chó, mèo đặt ra câu hỏi: "Liệu có cần thiết phải đeo khẩu trang cho thú nuôi, và nguy cơ lây nhiễm từ chó, mèo sang người có cao hay không?".
 

Bộ Y tế đưa ra khuyến cao đối với gia đình có vật nuôi, người nhiễm không nên tiếp xúc với vật nuôi vì đã có bằng chứng cho thấy virus lây lan sang động vật.

Trao đổi với PV Đời sống & Pháp luật, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) khẳng định, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ động vật, thú nuôi như chó mèo sang người là có tồn tại.

"Các cơ quan y tế như CDC Hoa Kỳ đã từng nghiên cứu và cảnh báo về vấn đề này. Khi vật nuôi tiếp xúc với nhiều người thì nguy cơ lây lan là có, và thực tế ở nước ngoài đã có trường hợp động vật như chồn bị nhiễm COVID-19", PGS.TS Nguyễn Huy Nga nói.

Nguyên cục trưởng cục Y tế Dự phòng giải thích thêm, virus có thể dính vào lông và cơ thể của động vật và nếu tải lượng virus trong cơ thể của thú nuôi, động vật đạt ngưỡng càng cao thì khả năng lây nhiễm càng mạnh. Nguy hiểm hơn, thường động vật sẽ không có triệu chứng gì khi đã nhiễm COVID-19.

Về việc có cần thiết phải đeo khẩu trang, xịt khuẩn cho chó, mèo hay không, PGS. TS Nguyễn Huy Nga cho rằng, cách tốt nhất là người nuôi động vật nên tự bảo vệ bản thân trước tiên, đặc biệt là hạn chế tiếp xúc, ôm hôn động vật. 

"Virus hoàn toàn có thể bám vào lông động vật, rồi từ đó lây nhiễm sang người. Cá nhân tôi cho rằng không nhất thiết phải đeo khẩu trang cho thú nuôi, nhưng người nuôi thì phải đeo khẩu trang, và tốt nhất nên bỏ thói quen ôm, hôn chó, mèo theo đúng khuyến cáo từ bộ Y tế", nguyên cục trưởng cục Y tế Dự phòng nhấn mạnh.

Hiếu Nguyễn
 

Tin nổi bật