Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nguyên chủ tịch HĐQT Saigon Co.op cùng đồng phạm hầu tòa vụ lạm quyền sử dụng 1.000 tỷ đồng

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Với vai trò là Chủ tịch HĐQT nhưng không thông qua HĐQT của Saigon Co.op, bị cáo Diệp Dũng đã tự ý ký hợp đồng hợp tác và ủy nhiệm chi vô tội vạ, gây thiệt hại cho Saigon Co.op hơn 115 tỷ đồng.

Theo thông tin trên báo Dân Trí, ngày 28/12, TAND TPHCM sẽ mở phiên tòa xét xử bị cáo Diệp Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM - Saigon Co.op) và 4 đồng phạm về tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

Liên quan tới vụ án, bị cáo Trần Trung Liệt (62 tuổi, cựu Kế toán trưởng Saigon Co.op) và 3 đồng phạm bị xét xử về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Phiên tòa do ông Phạm Lương Toản làm chủ tọa phiên tòa. Hợp thành HĐXX còn có thẩm phán Phạm Uyên Thy và 3 hội thẩm nhân dân.

Ông Diệp Dũng. Ảnh: VietNamNet.

Đại diện VKSND TP.HCM giữ quyền công tố tại phiên tòa là ông Mai Chiến Thắng và ông Nguyễn Văn Chung. Trong phiên tòa này có hơn 10 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, cũng như bảo vệ quyền lợi của bị hại (Saigon Co.op- PV).

Nhằm làm rõ một số vấn đề liên quan, HĐXX triệu tập 8 ngân hàng, 6 doanh nghiệp, 22 cá nhân tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời tòa án cũng triệu tập giám định viên của Cục Thuế TP.HCM, Sở Tài chính TP.HCM và Ngân hàng Nhà nước tham gia phiên tòa.

Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 2 ngày.

Theo truy tố, với vai trò là Chủ tịch HĐQT nhưng không thông qua HĐQT của Saigon Co.op, bị cáo Diệp Dũng đã tự ý ký hợp đồng hợp tác với Công ty Đại Á số tiền 300 tỷ đồng và hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Đô Thị Mới số tiền 700 tỷ đồng; ký ủy nhiệm chi 1.000 tỷ đồng trong số 3.000 tỷ đồng của Saigon Co.op huy động vốn để thực hiện thương vụ mua lại chuỗi siêu thị Big C và mở rộng mạng lưới Saigon Co.op (là tài sản của Saigon Co.op) cho Công ty Đại Á và Công ty Đô Thị Mới.

Theo hợp đồng hợp tác đầu tư với 2 công ty này, Saigon Co.op được nhận tỷ lệ lợi nhuận cố định 7%/năm. Tuy nhiên, sau đó bị cáo Diệp Dũng cũng tự ý ký thỏa thuận bổ sung điều chỉnh tỷ lệ lợi nhuận từ 7%/năm xuống còn 0%/năm, gây thiệt hại cho Saigon Co.op hơn 115 tỷ đồng (trong đó thiệt hại về thuế là gần 30 tỷ đồng).

Đối với bị cáo Nguyễn Thành Nhân mặc dù biết biết bị cáo Dũng thỏa thuận bổ sung điều chỉnh và việc ký kết không đúng quy định, nhưng vẫn không có hành động nào theo chức trách, nhiệm vụ của Tổng giám đốc, thành viên HĐQT để xem xét, kiểm tra, giám sát, ngăn chặn hậu quả.

Ông Tôn Thất Hào và Võ Thành Trung trong quá trình ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư với Saigon Co.op đều không có phương án, mục đích sử dụng tiền, mà chỉ gửi ngân hàng, lấy tiền lãi rồi ủy thác đầu tư với Công ty Hải Dương, Công ty Hải Nam, Công ty Thành Nam và một cá nhân để góp vốn ngược vào Saigon Co.op.

Việc ký hợp đồng, nhận tiền và sử dụng tiền nhận được từ Saigon Co.op không hợp lý, thực chất nhằm che giấu nguồn tiền góp vốn (không trực tiếp mà lại thông qua các công ty và cá nhân trung gian) để góp vốn vào Saigon Co.op nhận lợi nhuận.

Các bị cáo Hồ Mỹ Hòa, Hàng Thanh Dân, Trần Trung Liệt, Phạm Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Thùy Trang đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, không kiểm tra, giám sát, để bị cáo Diệp Dũng lạm quyền, gây ra thiệt hại.

Trước đó, tháng 10/2022, TAND cấp cao tại TP.HCM từng bác đơn kháng cáo kêu oan, giữ nguyên mức án 2 năm tù về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” đối với bị cáo Diệp Dũng, thông tin trên báo VietNamNet.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật