Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người Việt tìm kiếm gì nhiều nhất trên mạng trong 3 tháng đầu năm 2025?

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Bên cạnh việc sáp nhập tỉnh thành, lừa đảo xuyên biên giới, các từ khóa liên quan đến giải trí, thể thao và công nghệ cũng được tìm kiếm nhiều trong quý I/2025.

Sáp nhập tỉnh thành, lừa đảo xuyên biên giới nhận nhiều sự quan tâm

Báo Tin Tức đưa tin, theo báo cáo của nền tảng tìm kiếm Cốc Cốc, trong quý I/2025, người dùng đặc biệt chú ý đến các chính sách cải cách hành chính, nhất là việc sáp nhập tỉnh, thành phố và tinh gọn bộ máy Nhà nước.

Dữ liệu tìm kiếm ghi nhận mức tăng 162% đối với các từ khóa liên quan đến “sát nhập bộ”, “giảm bộ”, “tinh gọn bộ máy”, trong khi “sáp nhập tỉnh thành” tăng vọt 439%. Điều này phản ánh sự quan tâm sâu sắc của người dân đối với các quyết sách lớn của Nhà nước.

Người dùng mạng còn quan tâm đến các dịch vụ công trực tuyến trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.

Các từ khóa “làm hộ chiếu online”, “dịch vụ công kho bạc” hay “làm căn cước công dân online” tăng lần lượt 17%, 32% và 34%.

Ngoài ra, xu hướng tìm kiếm các dịch vụ thuế trực tuyến cũng tăng mạnh, với từ khóa “tra cứu mã số thuế cá nhân bằng cccd” tăng 51%. Lượng tìm kiếm từ khóa “quyết toán thuế thu nhập cá nhân” tăng 138%, trong khi “etax” tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh sự thích nghi rõ rệt của người dân sang các nền tảng thuế điện tử.

Dữ liệu tìm kiếm ghi nhận mức tăng 162% đối với các từ khóa liên quan đến “sát nhập bộ”, “giảm bộ”, “tinh gọn bộ máy”. Ảnh minh họa: Báo Tin Tức

Giao thông cũng là chủ đề nóng với lượng tìm kiếm “phạt nguội” tăng 170,3% sau khi ứng dụng VNeTraffic của Bộ Công an chính thức đi vào hoạt động. Ngoài ra, lượng tìm kiếm về “đổi bằng lái” và “giấy phép lái xe” tăng 73% so với quý trước.

Mức độ quan tâm về các quy định mới trong Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 cũng gia tăng mạnh mẽ, thể hiện sự chủ động của người dân trong việc cập nhật thông tin pháp lý.

Bên cạnh đó, mối lo ngại về tình trạng lừa đảo xuyên biên giới tiếp tục gia tăng trong quý I/2025. Lượng tìm kiếm từ khóa “lừa đảo Campuchia” tăng tới 378%, xuất phát từ hàng loạt vụ việc liên quan đến dụ dỗ lao động bất hợp pháp. Nhiều nạn nhân bị lừa sang Campuchia với hứa hẹn việc nhẹ, lương cao, nhưng thực chất lại bị ép tham gia các hoạt động lừa đảo trực tuyến.

Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc nâng cao nhận thức cộng đồng và siết chặt quản lý lao động xuất cảnh. Người dân cần đặc biệt cảnh giác trước những lời mời gọi hấp dẫn từ nước ngoài để tránh trở thành nạn nhân của các đường dây lừa đảo.

Quý I/2025 cũng chứng kiến làn sóng hoài niệm và tôn vinh cổ phục Việt, đặc biệt trong giới trẻ. Xu hướng này thể hiện rõ qua lượng tìm kiếm tăng mạnh các từ khóa “cổ phục” (tăng 7%), “bách hoa bộ hành” (tăng 106%) và “áo tấc” (tăng 37%), theo tạp chí Tri Thức.

Một số từ khóa thời sự nổi bật khác trong quý đầu năm còn có “đánh ghen/ngoại tình”, “dịch cúm”, “cấm dạy thêm/cấm học thêm”, “vi phạm luật giao thông”, “trà sữa chagee” hay “kẹo rau củ kera”.

Các sự kiện quốc tế cũng thu hút nhiều chú ý trong quý I/2025, ví dụ như “grammy/grammy 2025”, “oscar/oscar 2025”, “tai nạn máy bay Hàn Quốc”, “lệnh bắt giữ tổng thống Hàn Quốc” hay “Nga/Ukraine”.

Một số cụm từ tìm kiếm thịnh hành thuộc nhóm tin tức và sự kiện. Ảnh: Cốc Cốc/ Tri Thức

Giải trí, thể thao thu hút nhiều sự chú ý

Trong Quý I/2025, người dùng còn quan tâm tới văn hóa dân gian trong âm nhạc đại chúng. Từ khóa “ca nương Kiều Anh” và “cô đôi thượng ngàn” ghi nhận mức tăng lần lượt 49% và 118% sau màn trình diễn tại chương trình Chị đẹp đạp gió 2024.

Cùng với đó, MV “Bắc Bling” khẳng định sức hút của mô hình giao thoa truyền thống – hiện đại khi lượng tìm kiếm tăng 600%, xoay quanh các từ khóa “Hòa Minzy”, “Bắc Bling”, “Xuân Hinh” hay “Tuấn Cry”.

Ngoài ra, quý đầu năm 2025 đánh dấu sự trở lại của các nhóm nhạc K-pop thế hệ thứ 2, thu hút sự quan tâm lớn. Các từ khóa như “Bigbang”, “G Dragon”, “Daesung” hay “Taeyang” tăng 32%, trong khi “2NE1” cũng tăng 16% về lượng tìm kiếm.

Một số nhân vật trong nước được tìm kiếm nhiều trong quý I/2025 còn có “Quý Bình”, “Vũ Cát Tường” hay “Á hậu Phương Nhi”, trong khi nhóm từ khóa quốc tế gồm “Kim Sae Ron”, “Kim Soo Hyun” hay “Chương Nhược Nam”.

Về mảng phim ảnh, phim truyền hình Việt Nam đề tài gia đình thu hút quan tâm lớn. Dẫn đầu là “Cha tôi người ở lại”, được làm lại từ phiên bản Trung Quốc của phim ”Lấy danh nghĩa người nhà”.

Bên cạnh đó, “Mẹ ác ma cha thiên sứ” tăng 141% về lượt tìm kiếm, trong khi “Mẹ lao công học yêu” cũng trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội.

Thị trường phim truyền hình Hàn Quốc chứng kiến sự dịch chuyển khỏi chủ đề tài phiệt, nhường chỗ cho những câu chuyện gần gũi, nhân văn hơn, tiêu biểu là “Khi cuộc đời cho bạn quả quýt” và “Trung tâm chăm sóc chấn thương”.

Dữ liệu còn ghi nhận tăng trưởng trong 2 dòng phim: điện ảnh thương mại trong nước và phim hàn lâm quốc tế. Ở thị trường nội địa, những bộ phim ghi nhận lượng tìm kiếm tăng trên 5.000% gồm “Bộ tứ báo thủ”, “Nhà gia tiên” hay “Nụ hôn bạc tỷ”. Trong khi đó, các phim quốc tế nổi bật gồm “Interstellar”, “Anora” và “The Substance”.

Bộ phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" thu hút sự quan tâm lớn của khán giả.

Trong lĩnh vực thể thao, các từ khóa “AFF Cup”, “Việt Nam vs Thái Lan” và “bóng đá Việt Nam” tăng trưởng lần lượt 774%, 916% và 474%.

Ngược lại, các giải đấu quốc tế có dấu hiệu giảm nhiệt như “ngoại hạng Anh” (giảm 2%), “Champions League” hay “Bundesliga” (cùng giảm 6%). Các từ khóa liên quan đến thể thao điện tử (eSports) như “liên minh huyền thoại”, “lol” hay “lmht” ghi nhận mức giảm 8%.

2 xu hướng đáng chú ý của thị trường công nghệ

Cũng trong 3 tháng đầu năm 2025, thị trường công nghệ chứng kiến 2 xu hướng đáng chú ý, gồm AI và smartphone màn hình nhỏ.

Các từ khóa như “Samsung Galaxy S25” dẫn đầu lượng tìm kiếm với mức tăng 271%, vượt qua “Vivo X200” (tăng 75%) và “Xiaomi 15” (tăng 79%). Dù vậy, “iPhone 16” và “iPhone 16e” vẫn là những thiết bị thu hút lượng tìm kiếm cao.

Trong các công cụ AI, “DeepSeek” và “Grok” ghi nhận tăng trưởng lần lượt 274.686% và 9.080%.

Sự kiện TikTok bị cấm tại Mỹ cũng thu hút lượng tìm kiếm lớn trong quý I, với từ khóa “Mỹ cấm TikTok” tăng 145%. Điều này cho thấy mối quan tâm lớn từ người dùng dành cho tương lai của TikTok tại Mỹ.

Trên Internet, giới trẻ tiếp tục sáng tạo với trào lưu “joke of the day”, lượng tìm kiếm tăng đột biến 44.545%. Nội dung này liên quan đến một câu hỏi mở, đi kèm đáp án bất ngờ nhưng hợp lý.

Các từ lóng biến thể của secret (bí mật) như “sít rịt”, “sít rịt lè khe” hay “bóc trúng sít rịt” ghi nhận mức tăng 4.355%. Những cụm từ này xuất phát từ xu hướng blind box (túi mù).

“Cơm nước gì chưa người đẹp” cũng là một trong những từ khóa phổ biến đầu năm 2025. Vốn là lời hỏi thăm thân mật phổ biến tại miền Tây, nhiều người còn biến tấu với công thức “... gì chưa người đẹp?” để tạo nên câu cửa miệng mới.

Một số từ lóng phổ biến khác trong quý I/2025 còn có “thắng đời/thua đời (1-0)”, “bà nói thiệt hả bà thơ”, “thua Gia Cát Lượng mỗi cây quạt” hay “chưa có đủ wow”.

Quý I/2025 còn chứng kiến nhiều bê bối liên quan đến quảng cáo sai sự thật và thiếu minh bạch trong hoạt động từ thiện. Ngày 20/3/2025, cơ quan chức năng xử phạt hành vi quảng cáo sai sự thật đối với sản phẩm “kẹo rau củ Kera”, kéo theo lượng tìm kiếm về “Hằng Du Mục” tăng 270% và “Nguyễn Thúc Thùy Tiên” tăng 27%.

Trong khi đó, TikToker Phạm Thoại đối mặt với nghi vấn thiếu minh bạch trong việc quản lý quỹ quyên góp cho bệnh nhi bé Bắp, khiến lượng tìm kiếm “Phạm Thoại” tăng 153% và “mẹ bé Bắp” tăng đến 13.100%.

Tin nổi bật