Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người đi xe máy dễ bị ốm do mắc sai lầm này

(DS&PL) -

Khi trời lạnh, những người đi xe máy rất dễ bị cảm lạnh do mắc những sai lầm không đáng có.

Khi trời lạnh, những người đi xe máy rất dễ bị cảm lạnh do mắc những sai lầm không đáng có.

Sai lầm: Trời lạnh mà không biết giữ ấm cho tai

Nhiều người cho rằng, đeo găng tay, khẩu trang, đi tất và mặc đủ áo đã là cách giữ nhiệt tốt nhất khi họ đi xe máy. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hầu hết người đi xe máy đều vô tình lãng quên một bộ phận vô cùng quan trọng để giữ thân nhiệt trong ngày đông lạnh giá: Đó chính là tai. Vì vậy, bạn nên mua mũ trùm kín tai để giữ ấm cho cơ thể.

Tiến sĩ Andrew Camilleri, bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng tại Bệnh viên Đại học South Manchester (Anh), cho biết, con người thường mất khoảng 30% lượng nhiệt cơ thể ở vùng đầu.

Quần áo ấm, găng tay, mũ, giầy ấm

Khi đi xe máy vào những ngày giá rét, bạn cần mặc quần áo đủ ấm và trang bị các phụ kiện giữ nhiệt.

Người lái xe nên mặc đủ ấm khi ra đường để bảo vệ cơ thể, hạn chế mất nhiệt. Ảnh minh họa

Khác với ô tô, người đi xe máy thường phải chịu nhiều tác động của thời tiết lạnh lên cơ thể. Do đó, bạn cần mặc nhiều áo, nhưng tốt nhất là lớp áo ngoài cùng có khả năng chắn gió. Bạn nên chọn 1 chiếc áo khoác chất liệu chắn gió, trong có lớp bông để khoác mỗi khi đi xe máy. Đảm bảo cơ thể bạn được ấm.

Bên cạnh việc giữa nhiệt cho cơ thể, các bộ phận như cổ, cổ chân, cổ tay cũng cần phải kín để ngăn không cho gió lạnh vào bên trong.

Tuy nhiên, các tay lái cũng nên chú ý không nên mặc những đồ quá cồng kềnh, rườm rà và khó cử động bởi nó có thể ảnh hưởng đến sự an toàn khi di chuyển.

Ăn uống đầy đủ

Điều đầu tiên để giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài là ăn uống đầy đủ. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cơ thể sẽ được giữ ấm bởi quá trình đốt cháy calo. Ngược lại, khi trời lạnh, cơ thể thiếu chất, quá trình trao đổi chất chậm lại, để sinh nhiệt giữ ấm cơ thể sẽ sinh ra phản ứng run rẩy. Hơn thế, khi cơ thể quá đói sẽ dẫn đến việc hạ đường huyết, hạ huyết áp rất nguy hiểm cho người lái xe.

Uống họăc nhai gừng

Để tăng nhiệt độ cho cơ thể khi ra ngoài bạn cũng có thể uống 1 cốc nước gừng ấm. Hoặc bạn có thể để sẵn củ gừng, kẹo gừng trong tối để nhâm nhi khi đi trên đường.

Dùng thiết bị giữ nhiệt

Đối với những người đi xe máy đường dài các bạn nên trang bị cho mình những thiết thị sưởi ấm như túi sưởi, miếng dá giữ nhiệt … để giữ ấm được tốt hơn.

Không để cơ thể bị ướt

Ngoài ra, khi đi xe máy vào ngày đông lạnh giá, người lái xe cũng nên giữ cơ thể luôn khô ráo. Trên thực tế, nước thường dẫn nhiệt tốt hơn so với không khí tới 200 lần. Do vật, khi phải dưới trời mưa lạnh, bạn cần phải giữ cho cơ thể luôn khô ráo.

Khi đi dưới mưa lạnh bạn không nên để cho cơ thể bị ướt, cố gắng giữ khô ráo. Sự ướt át cùng với gió sẽ khiến bạn bị lạnh hơn rất nhiều lần. Chiếc áo mưa không chỉ giúp tránh bị ướt mà bạn còn cảm thấy ấm hơn khi tác dụng chắn gió của nó phát huy. Trong đợt rét sắp tới sẽ kèm thèo mưa nên khi tham gia giao thông bằng xe máy bạn cần phải chú ý tránh để bị ướt để đỡ lạnh.

Giữ ấm cho trẻ đi cùng

Bác sĩ Dương Thúy Nhung, cho biết việc cha mẹ cho con ngồi trước xe máy khi di chuyển trên đường ẩn chứa nhiều nguy hại cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là khi thời tiết đang mưa lạnh như thế này.

“Trẻ ngồi trước đầu xe máy di chuyển trên đường có thể bị nhiễm lạnh đột ngột, dẫn tới cảm lạnh. Gió thốc vào khiến trẻ dễ bị nôn, cảm giác mệt lả, đau đầu, nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi. Bên cạnh đó, trẻ có cơ địa dị ứng, nên bệnh viêm mũi dị ứng sẽ khởi khát cơn hen, cơn viêm mũi dị ứng bởi hít phải khói bụi khi ngồi trước đầu xe”, Bác sĩ Dương Thúy Nhung cảnh báo.

Bên cạnh mối nguy hại cho sức khỏe của trẻ, việc cha mẹ cho trẻ ngồi trước đầu xe còn tiềm ẩn mối nguy hiểm tai nạn giao thông. “Trẻ nghịch ngợm, ngó nghiêng hai bên đường, vặn tay ga làm xe rồ ga lên rất nguy hiểm”, Bác sĩ Nhung nói.

Theo bác sĩ Dương Thúy Nhung, để an toàn cho trẻ khi di chuyển bằng xe máy, cha mẹ tuyệt đối không để trẻ ngồi đằng trước xe máy.

Bác sĩ Thúy Dương nhấn mạnh: “Khi chở trẻ bằng xe máy, cha mẹ cần có đai cố định trẻ. Trẻ từ ba tuổi trở lên cần đội mũ bảo hiểm. Tốt nhất cha mẹ hãy cho trẻ ngồi ở yên sau và có người ôm. Tuyệt đối không để trẻ ngồi một mình ở yên sau, đứng lên yên xe máy vì bất cứ lý do gì”.

Nam Anh (T/h)


Tin nổi bật