Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những căn bệnh trẻ dễ mắc khi trời trở lạnh, mẹ cần biết cách phòng tránh

(DS&PL) -

Vào mùa lạnh, sức đề kháng của trẻ nhỏ thường kém hơn, từ đó dẫn tới việc suy nhược cơ thể và dễ dàng mắc các căn bệnh mùa đông.

Vào mùa lạnh, sức đề kháng của trẻ nhỏ thường kém hơn, từ đó dẫn tới việc suy nhược cơ thể và dễ dàng mắc các căn bệnh mùa đông. Để phòng tránh các căn bệnh này, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, phụ huynh cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn.

Dưới đây là các căn bệnh phổ biến trẻ rất dễ mắc mỗi khi trời chuyển lạnh và cách phòng bệnh:

1. Bệnh quai bị

Quai bị là tên thường gọi của căn bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, bệnh này thường xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trong tiết trời lạnh, khắc nghiệt của mùa đông.

Nguyên nhân: Thời tiết ẩm ướt, chuyển lạnh thường dễ sản sinh ra các virus mang mầm bệnh, gặp điều kiên thích hợp thường tấn công vào cơ thể gây ra bệnh.

Cũng giống như cảm cúm, bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, giao tiếp giữa người với người.

Biểu hiện: Bệnh thường không biểu hiện ngay, thường có thời gian ủ bệnh từ khoảng 2-3 tuần. Ban đầu virus phát triển ở niêm mạc bên phía trong miệng, ăn sâu vào hồng cầu, gây viêm tuyến mang tai và các cơ quan. Khi bị mắc bệnh trẻ thường có dấu hiệu sốt cao (39>40 độ), mệt mỏi, biếng ăn, nhức đầu và đau họng, cơ miệng.

Trong số các bệnh thường gặp mùa đông ở trẻ em, quai bị là bệnh khá nguy hiểm, khi phát hiện, cần điều trị bệnh sớm, nếu không có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng: Viêm màng não, viêm não…

2. Bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân: Tiết trời ẩm thấp, mưa rét, độ ẩm không khí cao là môi trường thích hợp sản sinh nhiều mầm bệnh. Trong quá trình chơi đùa, tiếp xúc hàng ngày, vô tình cơ thể bé tiếp xúc với virut mang mầm bệnh gây ngứa ngáy, phồng rộp tay, chân, miệng.

Biểu hiện: Có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường những biểu hiện của bênh: Các vết loét, ngứa ngáy, mẩn đỏ, phồng rộp trong lòng bàn tay, bàn chân, trong khoang miệng. Những dấu hiệu này nhanh chóng chuyển sang giai đoạn sốt cao, người ửng đỏ, đau nơi cuống họng và nước mũi chảy nhiều.

3. Viêm phế quản

Đây là một trong số các bệnh thường gặp mùa đông ở trẻ em, có nguy cơ gây tử vong và di chứng hàng đầu trong số các bệnh hô hấp.

Bệnh này thường có thời gian ủ bệnh khá dài, với những dấu hiệu không dễ thấy khiến nhiều phụ huynh thường lơ là, đến khi phát hiện ra thì thường đã ăn sâu và khó chữa.

Nguyên nhân: Nhiệt độ xuống thấp, gió lạnh xâm nhập vào họng và tim phổi khiến cơ thể bị tổn thương. Sức đề kháng yếu, cũng là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ nhỏ không đủ sức phòng tránh và dễ bị mắc bệnh.

Biểu hiện: Sốt cao, trường hợp nghiêm trọng còn bị co giât, mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn, khó thở. Ban đầu bị bệnh thường ho khan, sau đó ho thường kéo dài, kèm theo nhiều đờm rãi, lồng ngực co rút, môi tím tái… Gặp những trường hợp này, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị bằng phương pháp thích hợp.

4. Cảm lạnh

Nguyên nhân: Thủ phạm chính gây cảm lạnh thông thường là virus rhino (bắt nguồn từ "rhin" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là mũi). Loại siêu vi trùng này bám vào bụi nước trong không khí và con người rất dễ hít phải. Hơn 100 loại virus rhino khác nhau có thể thâm nhập vào niêm mạc ở mũi và họng, kích thích một phản ứng miễn dịch gây sưng họng, đau đầu và khó thở.

Không khí khô - dù ở trong hay ngoài nhà - đều có thể làm giảm khả năng kháng virus rhino của cơ thể.

Biểu hiện: Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, tịt mũi và hắt xì hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.

Cảm lạnh có khả năng truyền nhiễm cao nhất trong 2 tới 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lây từ một bệnh nhân ho và hắt hơi. Nếu bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị cảm lạnh.

5. Phổi

Vào mùa lạnh trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT): viêm hô hấp trên (từ cảm ho thông thường - do rhinovirus, cho đến cúm - do virus cúm, viêm mũi họng, viêm tai…), hay các bệnh viêm hô hấp dưới (như viêm phổi và đặc biệt là viêm tiểu phế quản).

Trong trường hợp trẻ chỉ bị viêm hô hấp trên, bệnh thường nhẹ, đa số trẻ sẽ tự khỏi trong vòng 10 – 14 ngày nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, khoảng 20-25% trẻ sẽ diễn tiến thành viêm phổi, cần điều trị kháng sinh thích hợp để tránh biến chứng và tử vong. Hiện nay, viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển: ước tính có khoảng 4.300 trẻ tử vong do viêm phổi mỗi ngày, cứ mỗi 20 giây sẽ có một trẻ tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới và 90% là ở các nước đang phát triển.

Viêm tiểu phế quản là một bệnh chỉ gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Tuy ít gây tử vong hơn so với viêm phổi, nhưng bệnh rất dễ lây và chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ nhỏ phải nhập viện trong mùa lạnh.

Lưu ý cách phòng bệnh cho trẻ khi trời trở lạnh:

Khi thời tiết trở lạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn mặc đủ ấm phù hợp với mức độ lạnh bên ngoài: mặc thêm áo ấm, nón len, mang thêm bao tay, vớ, khăn, … nhất là khi cần thiết phải đưa trẻ ra ngoài nhà.

Rửa tay cũng là biện pháp hữu hiệu để phòng chống các bệnh hô hấp nói chung, đặc biệt là viêm tiểu phế quản và kể cả viêm phổi nữa. Tuy là bệnh đường hô hấp nhưng đường lây quan trọng của các bệnh này là qua trung gian bàn tay nhiễm bẩn.

Cần tránh để trẻ tiếp xúc gần gũi với người lớn hay trẻ khác đang cảm ho – dù chỉ là cảm ho thông thường. Virus gây bệnh viêm tiểu phế quản là loại virus có khả năng lây lan cao và gây bệnh cho mọi người. Tuy nhiên, nếu trẻ lớn và người lớn nhiễm virus này thì chỉ có biểu hiện cảm ho thông thường nhưng sẽ là nguồn lây bệnh quan trọng cho trẻ nhỏ. Trong khi trẻ dưới 2 tuổi nhiễm virus này sẽ bị viêm tiểu phế quản và trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng.

Các bậc cha mẹ cũng cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ đúng mức vì nếu kiêng tắm, vệ sinh thân thể kém thì trẻ cũng dễ dàng mắc nhiều bệnh khác chứ không chỉ là bệnh hô hấp. Tuỳ theo mức độ lạnh bên ngoài, chúng ta mỗi ngày cũng cần cho trẻ tắm hoặc lau người trẻ lần lượt từng phần bằng nước ấm vào thời điểm ấm nhất trong ngày, ở nơi kín gió. Sau đó cho trẻ mặc thêm quần áo ấm, vớ, bao tay,…

Cha mẹ cũng cần tiếp tục cho trẻ ăn uống đầy đủ để trẻ đủ dinh dưỡng, năng lượng, sức đề kháng chống với cái lạnh.

Các bậc cha mẹ nên cho trẻ chủng ngừa cúm nếu trẻ nhỏ hơn 5 tuổi (đặc biệt trẻ 6-23 tháng tuổi), trẻ có bệnh mãn tính (như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim chẳng hạn). Những trẻ này được xem là đối tượng có nguy cơ cao, dễ có biến chứng nặng khi bị cúm.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật