Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người đàn ông 15 năm sống giữa lòng hồ thủy điện giúp kiểm lâm giữ rừng

(DS&PL) -

Căn nhà của ông Hào tuy không lớn nhưng là điểm dừng chân và là nơi hội họp bàn phương án truy quét các đối tượng khai thác gỗ trái phép của cán bộ kiểm lâm.

Căn nhà của ông tuy không lớn nhưng là điểm dừng chân và là nơi hội họp bàn phương án truy quét các đối tượng khai thác gỗ trái phép của cán bộ, nhân viên kiểm lâm.

Ông Mai Văn Hào quê ở huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) 

Năm 1978, ông Mai Song Hào (sinh năm 1959, quê Thái Nguyên) nhập ngũ và được tổ chức điều về Đại đội Đặc công thuộc Tiểu đoàn 106, Quân khu I. Năm 1979, ông kiên cường chiến đấu chống quân bành trướng Trung Quốc tại đồi 690, thuộc khu vực hang Pác Bó, tỉnh Cao Bằng. Đến tháng 5/1982, ông xuất ngũ về quê lập gia đình.

Kinh tế thời ấy khó khăn, ông khoác ba lô lang bạt khắp nơi mưu sinh rồi vào huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) làm vàng. “Năm 1999, bạn tôi làm vàng ở huyện Phước Sơn trúng đậm và về quê rủ tôi vào làm chung. Ôm mộng làm giàu, tôi theo vào làm mấy năm trời nhưng không được gì”, ông Hào hồi tưởng.

Từ bỏ nghề làm vàng, ông theo một người bạn đến xã Quế Ninh, huyện Nông Sơn, ông dựng ngôi nhà gỗ ba gian “định cư” giữa lòng hồ Khe Diên vào năm 2003.

“Đập thủy điện xây xong, nơi tôi ở trở thành "ốc đảo", nhưng sống quen rồi nên cảm thấy gắn bó không muốn chuyển đi. Ở đây không có điện lưới, khi đêm xuống phải chạy máy nổ phát điện để thắp sáng”, ông Hào kể. 

Xung quanh ngôi nhà là những cánh rừng thuộc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi huyện Nông Sơn (khu bảo tồn). 

Lãnh đạo Ban quản lý khu bảo tồn Nông Sơn xác nhận, ông Hào làm nghề đánh cá để mưu sinh, cuộc sống hàng ngày không làm ảnh hưởng đến rừng của khu bảo tồn. "Lâu nay Ban quản lý chưa thành lập được trạm chốt trên lòng hồ, nên chúng tôi nhờ ông Hào trông coi ghe để tuần tra. Ngoài ra, khi phát hiện ai đến xâm hại rừng, ông Hào đều thông tin ngay cho lực lượng chức năng vào xử lý", ông Mai Văn Dưỡng nói.

Tại hồ Khe Diên, ngôi nhà của ông Hào nằm ngay khu vực trung tâm, cửa ngõ ra vào các khu rừng đầu nguồn. Do đó, vai trò của ông trong việc tham gia bảo vệ rừng hết sức quan trọng. Nhất cử nhất động của lâm tặc khó lòng qua mắt ông. “Ai lạ, ai quen vào đây tôi biết hết. Chỉ cần một cuộc gọi là cán bộ kiểm lâm họ lên ngay. Đừng hòng mà phá được rừng ở khu này” – ông dõng dạc tuyên bố.

Ngoài ra, với địa thế hợp lý, nhiều lần ngôi nhà của ông được chọn là nơi tổ chức các cuộc họp lên kế hoạch mật phục, truy quét lâm tặc của cán bộ kiểm lâm Nông Sơn và Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi (huyện Nông Sơn).

Ngôi nhà biệt lập của ông Hào ở "ốc đảo" nơi lòng hồ Khe Diên. Ảnh: Infonet 

Bằng kinh nghiệm sống ở đây nhiều năm, nắm kỹ địa hình lòng hồ cùng với bản chất của một người lính quân đội, ông Hào được các cán bộ kiểm lâm tin tưởng. Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh giao ông nhiệm vụ lái ghe đưa các đoàn đi kiểm tra, bảo vệ rừng. Thậm chí, ông là người “thầu” việc sửa chữa máy nổ trên ghe mỗi khi gặp sự cố.

15 năm trước, thủy điện bắt đầu tích nước, nguồn thủy sản lúc ấy chưa nhiều. Ông Hào là người “đi từng ngõ, gõ từng nhà” kêu gọi gom tiền mua cá giống thả xuống hồ. Nhiều năm liên tục, nguồn thủy sản dồi dào, giải quyết việc làm cho kha khá người dân địa phương.

“Ban đầu, mỗi hộ chung 500.000 đồng mua cá giống thả xuống hồ. Nhiều năm như thế, giờ cá dưới hồ sinh sản lên nhiều. Nếu là dân địa phương ở đây, ai đến thả lưới cũng được” – ông nói.

Ba năm trước, ông Hào kết thân với bà Mai Thị Ba, 56 tuổi, rồi rủ về sống cùng cho "vui cửa, vui nhà". Trên gò đất chỉ một điểm có sóng điện thoại, nên hai người phải treo điện thoại trong hộp ngay tại điểm này để bắt sóng.

Hàng ngày ông Hào chèo ghe ra lòng hồ thả lưới bắt cá chình. "Nhiều hôm may mắn có thể kiếm tiền triệu từ nghề câu cá chình", ông nói.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật